8 mẹo giúp khắc phục triệt để khô môi hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
Khô môi gặp ở cả mùa đông lẫn mùa hè với các biểu hiện: Da môi khô, bong tróc, thậm chí nứt nẻ và chảy máu. Tình trạng này có thể đến từ nguyên nhân cơ thể mất nước, chăm sóc da môi chưa đúng hoặc do bệnh lý. Xem ngay bài viết của Nipcare để được bật mí 8 mẹo trị khô môi hiệu quả, thực hiện đơn giản ngay tại nhà!
1. Triệu chứng khô môi
Môi khô có triệu chứng là da môi bị khô, bong tróc tế bào da chết. Xuất hiện các vết nứt trên da và kèm dấu hiệu chảy máu, đau rát. Tình trạng môi bị khô không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng đây cũng là dấu hiệu của việc cơ thể bị mất nước. Nếu mất nước nghiêm trọng có thể gây mất cân bằng điện giải dẫn tới sốc, hôn mê, giảm bài tiết…

Những biểu hiện thường gặp khi khô môi
Ngoài ra, khô môi nếu đi kèm các biểu hiện: Chảy máu nhiều, lở loét, khô miệng, khàn giọng, sưng môi… Thì có thể bạn đã gặp bệnh lý sức khỏe khác và cần được thăm khám ngay.
2. Những nguyên nhân gây khô môi
Môi khô kèm nứt nẻ, chảy máu khiến bạn đau rát, khó chịu. Đặc biệt là khi thưởng thức các món ăn mặn, cay, chua. Chưa hết, khô nứt môi còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vậy nguyên nhân gây khô môi là gì?
2.1 Thói quen liếm môi thường xuyên
Liếm môi là phản xạ quen thuộc khi bạn nhận thấy dấu hiệu môi bị khô. Thế nhưng, điều này vô tình làm môi bị khô trở nên trầm trọng hơn. Bởi nước bọt bay hơi rất nhanh khiến độ ẩm của môi càng giảm. Thậm chí, trong nước bọt có thể còn chứa thức ăn dư thừa. Đây là “thủ phạm” khiến môi khô bị sưng viêm. Nếu bạn đang giữ thói quen này thì hãy bỏ ngay đi nhé!

Nước bọt đẩy nhanh tốc độ bay hơi ẩm của da môi
2.2 Cơ thể mất nước
Sự khác biệt của da môi và các vùng da khác chính là da môi không có tuyến mồ hôi. Bởi thế mà da môi không thể tự điều tiết độ ẩm. Trong khi đó, nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và góp phần đào thải độc tố, dưỡng ẩm cho da, tóc. Cơ thể mất nước khiến môi dễ dàng bị khô, nứt nẻ. Khi bạn hoạt động ngoài trời nhiều giờ cùng sự tác động của nắng, gió làm tình trạng mất nước càng diễn ra nhanh.
2.3 Dư thừa vitamin A
Một trong những nguyên nhân gây khô môi phải kể đến tình trạng dư thừa vitamin A. Nếu người dùng bổ sung quá nhiều vitamin A thì hàm lượng dư thừa được tích trữ trong gan. Theo thời gian, cơ thể sẽ phải chịu những biểu hiện sức khỏe, đặc biệt là nứt nẻ khóe miệng, khô và bong tróc da môi.
2.4 Không dưỡng môi đúng cách
Da môi khá nhạy cảm và cần được dưỡng đúng cách. Bạn cần tìm loại son dưỡng môi kết hợp thành phần chống nắng để bảo vệ tốt nhất. Khi ra ngoài, bạn nên che chắn môi để tránh tác nhân nắng, gió, bụi bẩn gây khô và nứt nẻ da môi.

Dưỡng môi sai cách khiến da môi càng khô rát
2.5 Khô môi do kem đánh răng
Thành phần sodium lauryl sulfate có trong kem đánh răng cũng là nguyên nhân dẫn đến môi bị khô. Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi môi nứt nẻ thì hãy đổi sang loại kem đánh răng từ thiên nhiên để an toàn hơn.
2.6 Khô môi do ăn hoa quả nhiều axit
Axit có trong các loại hoa quả chua như dâu tây, cam, chanh vô tình làm mất đi độ ẩm của da môi. Vậy nên bạn hãy lưu ý ăn các loại quả nhiều axit ở một lượng vừa phải.
2.7 Chế độ ăn quá mặn, cay
Chế độ ăn hàng ngày cũng góp phần là môi bị khô. Nếu bạn ăn các loại thức ăn nhiều muối mặn hoặc cay nóng thì môi sẽ càng khô, rát. Bởi muối có tác dụng hấp thụ và giữ nước. Khi ăn thức ăn mặn thì muối sẽ hấp thụ ẩm của da khiến môi khô hơn. Đồng thời, đồ ăn cay nóng khiến da dễ bị kích ứng, đau rát hơn.
2.8 Môi khô là biểu hiện của bệnh lý
Các bệnh lý tiểu đường, vảy nến, tuyến giáp,… đều có ảnh hưởng khiến môi khô, nứt nẻ, bong tróc. Trường hợp nặng hơn có thể gây lở loét khóe môi rất đau đớn.
Ngoài ra, người bệnh nhiễm trùng nấm men cũng có biểu hiện rõ ràng môi bị khô. Kèm theo đó người bệnh sẽ bị nứt quanh khóe miệng. Nếu càng liếm môi, nấm men càng có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và bệnh thêm nghiêm trọng.
XEM THÊM:
->> Cách xử lý tình trạng môi xăm bị khô, nứt nẻ
3. 5 mẹo điều trị khô môi ngay tại nhà
Môi bị khô có thể tự cảm nhận hoặc kiểm tra bằng mắt mà không cần xét nghiệm hay thăm khám. Trị khô môi cũng không quá phức tạp, bạn có thể áp dụng các mẹo đơn giản, tiết kiệm ngay tại nhà!
3.1 Tẩy tế bào chết cho môi
Rất nhiều bạn bỏ qua bước tẩy da chết cho môi khiến môi xuất hiện các mảng bong tróc, nứt nẻ. Mỗi tuần, bạn nên tẩy tế bào chết 2-3 lần cho môi bằng các hỗn hợp tự nhiên: Bột cà phê kết hợp dầu dừa, dầu oliu hoặc mật ong. Đây là cách để bạn vừa dưỡng ẩm, vừa loại sạch da chết bám trên môi.

Tẩy da chết cho môi đều đặn mỗi tuần
3.2 Trị khô môi bằng dầu dừa
Hàng rào bảo vệ da môi vô cùng lỏng lỏe. Bởi thế mà da môi luôn nhạy cảm, dễ tổn thương bởi gió lạnh, bụi bẩn hơn các vùng da khác. Bạn có thể dùng dầu dừa để làm mềm, dưỡng ẩm da môi an toàn, hiệu quả. Bởi dầu dừa chứa hàm lượng cao vitamin E, khoáng chất. Dầu dừa mang lại khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt trong trường hợp khô môi kèm nứt nẻ chảy máu:
- Chuẩn bị dầu dừa tinh khiết.
- Làm sạch vùng da môi trên và dưới.
- Sử dụng tăm bông thoa dầu dừa lên hai bờ môi.
- Duy trì hàng ngày bạn sẽ thấy môi không còn khô, nứt nẻ.
3.3 Trị khô môi bằng nha đam
Nha đam được xem là mỹ phẩm thiên nhiên mà các bóng hồng ưu tiên hàng đầu. Bởi nha đam có khả năng làm dịu tổn thương, kháng viêm rất tốt. Bạn có thể dùng nha đam trị môi bị khô ngay tại nhà mà không cần tốn kém nhiều.
- Chọn lá nha đam tươi, ngâm rửa qua nước muối sinh lý 10 phút để sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
- Gọt phần lá xanh bên ngoài để tách lấy phần gel trong suốt của nha đam.
- Dùng tăm bông hoặc ngón tay sạch để thoa gel này lên môi.

Nha đam cấp ẩm cho da môi siêu hiệu quả
Nha đam sở hữu các enzym có tính tẩy tế bào nhẹ. Bởi thế nên bạn hãy sử dụng 2-3 lần/ tuần và xen kẽ các mẹo dân gian khác.
3.4 Trị khô môi bằng quả bơ
Bơ rất giàu axit oleic và axit linoleic – 2 hoạt chất chống oxy hóa vô cùng có ích cho làn da môi. Đặc biệt, bơ rất giàu dưỡng chất làm mềm da môi mà không gây nhờn, hấp thụ rất nhanh.
- Chuẩn bị bơ chín còn tươi, không bị thâm, đen, héo.
- Bỏ phần vỏ bơ và thái thịt bơ thành lát mỏng.
- Nghiền bơ thành hỗn hợp sệt và đắp lên da môi để dưỡng ẩm.
- Rửa lại môi bằng nước sạch và khăn mềm.
3.5 Trị khô môi bằng cánh hoa hồng
Hoa hồng là “kho chứa” vitamin E và nhiều dưỡng chất tốt cho da. Đặc biệt, các axit béo trong cánh hoa hồng giữ cho môi luôn tươi tắn, mềm mại. Bởi thế, cánh hoa hồng được dùng để dưỡng môi khô rất hiệu quả.

Mẹo trị khô môi bằng cánh hoa hồng ngay tại nhà
- Chuẩn bị cánh hoa hồng tươi, không dập, không héo.
- Dùng cánh hoa hồng nghiền nát và cho thêm sữa chua.
- Thoa hỗn hợp sệt này lên hai bờ môi và thư giãn trong 10 phút.
- Rửa lại môi bằng nước sạch và khăn mềm.
4. Dùng dược mỹ phẩm trị khô môi hiệu quả
Điểm cộng của các mẹo trị môi bị khô thiên nhiên là dễ thực hiện, ít tốn kém. Tuy nhiên, với người bận rộn thì rất khó để có nhiều thời gian áp dụng. Thay vào đó, các loại dược mỹ phẩm trị khô môi được người dùng ưu tiên.
4.1 Son dưỡng môi
Son dưỡng môi mang tới hiệu quả cấp ẩm tức thì để môi giảm nhanh tình trạng khô rát. Thành phần chống nắng trong son dưỡng cũng giúp da môi được bảo vệ khỏi tia cực tím. Thêm vào đó, thành phần ceramide sẽ duy trì được lớp bảo vệ da môi lâu dài. Bạn hãy tạo thói quen dùng son dưỡng môi để nuôi dưỡng môi tươi tắn, hồng hào mỗi ngày!
4.2 Mặt nạ dưỡng môi
Mặt nạ dưỡng môi cũng sẽ cứu cánh bạn thoát khỏi tình trạng khô môi. Bởi mặt nạ dưỡng môi đóng vai trò cấp ẩm hiệu quả, làm mềm môi nhanh chóng. Các loại mặt nạ môi giàu vitamin C và các hoạt chất như niacinamide, licorice root extract… giúp giảm thâm môi hiệu quả.

Các loại mặt nạ dưỡng ẩm môi ngày càng phổ biến
4.3 Kem dưỡng ẩm sâu trị khô môi Nipcare
Muốn giảm nhanh cảm giác khó chịu vì môi khô nứt nẻ, bạn hãy sử dụng ngay kem dưỡng ẩm sâu trị khô môi Nipcare. Sản phẩm được nghiên cứu, bào chế bởi công ty TNHH Novopharm – thương hiệu quen thuộc với các sản phẩm an toàn, lành tính cho mẹ và bé.
Kem dưỡng ẩm sâu trị khô môi Nipcare có thành phần 100% Lanolin tinh khiết nhập khẩu trực tiếp tại Úc theo tiêu chuẩn Dược điển Mỹ. Lanolin tham gia vào quá trình làm đầy nhanh các vết nứt, cấp ẩm cho da môi. Tính bám dính của kem Nipcare rất lý tưởng, tạo màng bảo vệ ngăn sự mất nước. Đồng thời, Lanolin còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, làm lành tổn thương do nứt nẻ môi.

Trị khô, nứt môi siêu nhanh bằng kem dưỡng ẩm sâu Nipcare
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng kem dưỡng ẩm Nipcare khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi sản phẩm lành tính, không chứa hương liệu, phụ gia, chất bảo quản. Với kết cấu dạng kem đặc, bạn chỉ cần bôi một lớp mỏng rất tiết kiệm. Ngoài trị khô môi, kem dưỡng ẩm sâu Nipcare còn hiệu quả trong ngừa và điều trị các tình trạng: Nứt đầu ti, hăm da, kích ứng da, mẩn đỏ da, nứt gót chân…
5. Lưu ý phòng tránh khô môi hiệu quả nhất
Để ngăn ngừa tình trạng khô môi tái diễn, bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
- Hạn chế thức ăn mặn, chua, cay nóng để giảm kích ứng và tình trạng kích ứng da môi.
- Dừng ngay thói quen liếm môi, cắn môi, sờ tay lên môi.
- Dùng son dưỡng môi, chống nắng, đeo khẩu trang khi ra ngoài trời.
- Duy trì tẩy da chết cho môi 2 lần mỗi tuần.
- Dưỡng ẩm thường xuyên cho môi, đặc biệt là vào mùa đông.
- Dùng máy phun sương để tạo hơi ẩm trong không gian làm việc, sinh hoạt.
Khô môi dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến bạn khó chịu, mất tự tin. Qua mẹo nhỏ được Nipcare bật mí trên đây, tin chắc bạn đọc đã có được kha khá tips ngừa và trị khô môi hiệu quả. Chúc các bạn luôn có được đôi môi hồng hào, tươi tắn!
Tư vấn và mua hàng liên hệ ngay:
- Hotline: 0328 317 288
- Gian hàng shopee: www.shopee.vn/nipcare_vn
- Kênh tiktok: www.tiktok.com/@nipcarevietnam
- Fanpage: www.facebook.com/nipcare.vietnam
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ |