8 nguyên nhân chủ yếu khiến bé bị hăm tã

Share

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Những nốt sưng đỏ tại vùng kín khiến bé vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân nào khiến bé bị hăm tã? Một vào chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ được cập nhật ngay dưới đây.

Các mức độ hăm tã ở bé

Hăm tã mức độ 1 (nhẹ)

Ở giai đoạn đầu, những nốt ban đỏ nằm lác đác ở một số vị trí như hậu môn và bộ phận sinh dục. Bé chưa có biểu hiện đau đớn hay khó chịu.

Hăm tã mức độ 2

Nốt ban đỏ xuất hiện nhiều hơn, có thể lan ra ở cả một số bộ phận bên dưới cơ thể. 

Hăm tã mức độ 3 (mức độ trung bình)

Những vết mẩn đỏ tiếp tục lan rộng ra những vị trí khác như mông, bẹn. Bé cảm thấy khó chịu và đau rát.

Hăm tã mức độ 4

Bên cạnh những nốt hăm, trẻ có thể mọc thêm những nốt sần, da sưng đỏ, thậm chí có cả mụn mủ.

Hăm tã mức độ 5 (nghiêm trọng)

Ở mức độ này, các vết mẩn đỏ đã lan rộng ra rất nhiều vị trí trên cơ thể, kèm theo đó là phỏng nước, da lở loét. Bé cảm thấy mệt mỏi, nguy hiểm hơn là nhiễm trùng, sốt li bì.

Có 5 mức độ hăm tã ở trẻ em

Có 5 mức độ hăm tã ở trẻ em

Nguyên nhân bé bị hăm tã mẹ cần biết

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm tã, trong đó có các nguyên nhân phổ biến sau:

Do làn da bé nhạy cảm

Khi mới chào đời, làn da sơ sinh của bé còn non nớt, chỉ mỏng bằng ½ da người lớn nhưng độ nhạy cảm lại gấp đến 5 lần. Nếu da bé thuộc da nhạy cảm thì rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài, dễ có nguy cơ bị hăm tã.

Bé có tiền sử mắc các bệnh về da

Nếu bé có tiền sử mắc các bệnh về da, có thể là viêm da dị ứng hay viêm da tiết bã cũng có nguy cơ khiến bé bị hăm tã hơn. Khi đó, mẹ cần đặc biệt chăm sóc làn da non nớt nhạy cảm của bé nhiều hơn.

Do dị ứng với các thành phần của tã lót

Làn da mỏng manh của trẻ có thể bị dị ứng với một số thành phần của tã hay khăn ướt vệ sinh do những sản phẩm này chứa nhiều hóa chất tạo mùi…Mẹ cần quan sát xem trẻ nếu có những biểu hiện của hăm tã cần thay đổi ngay sản phẩm đang dùng cho bé. 

Do bị cọ xát với quần áo

Khi lựa chọn quần áo cho trẻ, có thể một số chất vải thô cứng cọ xát khiến da bé bị tổn thương. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên mặc quần áo bó sát cơ thể, tăng độ ma sát nên dễ có nguy cơ khiến bé bị hăm tã.

Do bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm

Một số loại tã lót không có khả năng thấm hút tốt hay khi dùng tã vải mẹ không giặt sạch là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Những vi khuẩn này đọng lại sẽ gây hại cho làn da nếu da bé ẩm ướt trong một thời gian dài. 

Do sử dụng quần lót nhựa

Một số mẹ có thói quen sử dụng quần lót nhựa cho bé bởi sản phẩm này giúp quần áo bé sạch sẽ, khô ráo. Tuy nhiên, quần áo với chất liệu này lại không khô thoáng nên có thể khiến làn da của trẻ bị bí, tăng nguy cơ hăm tã.

Do thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc

 Khi trẻ bắt đầu chuyển từ dạng thức ăn lỏng sang đặc, các thành phần có trong phân cũng sẽ thay đổi. Đây là một trong những yếu tố dễ khiến trẻ bị hăm tã. Sự thay đổi trong chế độ ăn cũng làm tăng số lần đi ngoài, tăng nguy cơ bé bị hăm tã. Nếu trẻ còn bú sữa mẹ, bé bị hăm tã có thể do phản ứng với thức ăn mà mẹ đã sử dụng. 

Chế độ ăn cũng là yếu tố khiến trẻ bị hăm

Bé sử dụng thuốc kháng sinh

Bên cạnh tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, kháng sinh còn vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho da làm tăng nguy cơ bị bệnh hăm tã. Ngoài ra, kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy. Nếu mẹ dùng kháng sinh khi cho con bú cũng dễ bị hăm tã. 

Giải pháp điều trị hăm cho trẻ hiệu quả

Hăm tã khiến bé cảm thấy khó chịu. Do vậy, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến làn da của trẻ, tránh để tình trạng hăm của con trở nặng. Một số giải pháp bố mẹ cần lưu ý giúp cải thiện tình trạng hăm tã cho bé như sau:

Chăm sóc da khi bé bị hăm tã đúng cách

  • Lau khô người cho trẻ sau khi tắm rồi mới tiến hành quấn tã cho bé. Chú ý không quấn tã khi người bé còn ướt.
  • Thay tã lót thường xuyên cho bé, tránh để con mang tã lót cũ quá lâu.
  • Luôn để da bé khô thoáng, tránh sử dụng các loại bột, kem thoa hay lá để tắm rửa cho bé nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng khăn ướt khiến da bé bị khô. Nếu phải sử dụng, bố mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những sản phẩm không có cồn, không hương liệu, an toàn và dịu nhẹ nhất với làn da của con.
  • Khi vệ sinh vùng kín cho con, mẹ cần thật nhẹ nhàng vệ sinh kỹ các vùng da gấp bằng nước ấm. Tiếp đó, mẹ nên sử dụng khăn bông khô mềm lau cho bé rồi mới thay tã cho con.
  • Mẹ hãy cho bé “thả rông” một khoảng thời gian để làn da con được khô thoáng rồi mới mặc bỉm cho bé. Khi đó, bé con cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, các vết ban đỏ cũng dần hồi phục nhanh hơn.
  • Kiểm tra thường xuyên tã lót của bé để thay đồ mới cho con nếu cần thiết. 

Những việc cần tránh trong quá trình điều trị hăm cho trẻ

  • Tránh để tã lót ẩm ướt trong nhiều giờ liền khiến bé khó chịu.
  • Bố mẹ không nên quấn tã quá chặt cho bé khiến da bí nóng, không khô thoáng.
  • Không bôi phấn rôm để tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông, làm nặng thêm tình trạng hăm tã ở trẻ. 
  • Không sử dụng các thuốc bôi điều trị hăm nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng tã quá nhỏ so với sự phát triển của trẻ, mẹ nên tăng size tã cho bé. Tã lót nhỏ size khiến bé bị cọ xát, kích ứng và mẩn đỏ. 
  • Tránh để nước tiểu dây vào vùng da bé đang tổn thương.

Sử dụng xịt vệ sinh chống hăm Nipcare 

Bên cạnh những việc làm trên, mẹ nên sử dụng xịt vệ sinh chống hăm Nipcare. Sản phẩm xuất hiện với sứ mệnh trở thành 1 người bạn, giúp bảo vệ bé yêu một cách tốt nhất.

Xịt chống hăm Nipcare giúp chống hăm tã, kháng khuẩn suốt 24h

Xịt chống hăm Nipcare giúp chống hăm tã, kháng khuẩn suốt 24h

 

Với sự kết hợp của các thành phần Panthenol, Allanoin, lô hội cùng chiết xuất thiên nhiên từ hoa cúc la đem lại công dụng 4 trong 1 giúp phòng ngừa, bảo vệ, điều trị hăm tã và dưỡng da. 

  • Bảo vệ: Cetrimide 0,2% giúp bảo vệ da trước các tác nhân gây hăm tã cho bé
  • Phòng ngừa: Dexpanthenol giúp tăng cường sức đề kháng làn da, phòng ngừa hăm tã.
  • Điều trị: Chiết xuất cúc la mã và Dexpanthenol giúp làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa và rát do hăm tã.
  • Dưỡng da: Glycerin kết hợp cùng chiết xuất lô hội giúp cấp ẩm, duy trì độ ẩm tự nhiên của làn da bé. 

Công dụng của sản phẩm:

  • Vệ sinh sau khi thay tã, bỉm cho bé
  • Phòng ngừa hăm bỉm 
  • Giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ do hăm tã.
  • Hình thành hàng rào bảo vệ làn da bên ngoài cho trẻ, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn. 
  • Duy trì và cân bằng độ ẩm cho da, bảo vệ làn da nhạy cảm và đang bị tổn thương.

Khi bé bị hăm tã sẽ cảm thấy khó chịu, đau và ngứa ngáy do các vết lở loét trên da. Do vậy, mẹ cần theo dõi và hiểu được nguyên nhân gây bệnh để từ đó có các phương pháp phòng và điều trị phù hợp. Nếu thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bộ sản phẩm Nipcare

Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare

(Đã có 11212 lượt mua hàng)
Giá: 95.000 VNĐ
Dùng cho nứt đầu ti, khô môi, nứt gót chân, chống hăm tã
Thả tim nào! 7899 Đã tim
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare

Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare

(Đã có 6811 lượt mua hàng)
Giá: 135.000 VNĐ
Xịt vệ sinh chống hăm công dụng 4 trong 1 đầu tiên tại Việt Nam
Thả tim nào! 1116 Đã tim

Bọt tắm gội dịu da Nipcare

(Đã có 6678 lượt mua hàng)
Giá: 125.000 VNĐ
Nâng niu làn da mỏng manh của bé
Thả tim nào! 5656 Đã tim

Đặt hàng online

  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
  • Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng

Mục đích sử dụng*

Sản PhẩmĐơn GiáSố LượngThành Tiền
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare 135.000 VNĐ
Mua ngay
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 95.000 VNĐ
Mua ngay
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g 150.000 VNĐ
Mua ngay
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare 251.000 VNĐ
Mua ngay
Bọt tắm gội dịu da Nipcare 125.000 VNĐ
Mua ngay
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g 55.000 VNĐ
Mua ngay
0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop
      Calculate Shipping
      Apply Coupon