Bé bị chàm sữa, mẹ chớ nên chủ quan!
Chàm sữa là bệnh lý về da thường gặp ở bé sơ sinh, rất dễ bị tái lại nhiều lần. Vậy, chàm sữa là gì? có những biểu hiện như thế nào? có những cách nào giúp giải quyết tình trạng chàm sữa an toàn hiệu quả hay không?,… Hãy cùng Nipcare giải đáp những thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lý giải nguyên nhân bé bị chàm sữa:
Chàm sữa ở bé là vấn đề da liễu chung của viêm da như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,…. Theo AAD (Hiệp hội da liễu học viện Hoa Kỳ), cho rằng: “Có khoảng 60% người sẽ mắc chàm sữa ở những năm tháng đầu đời. Và có 90% chàm sữa sẽ xuất hiện ở các bé dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, chàm sữa vẫn có thể xuất hiện khi ở tuổi dậy thì hoặc muộn hơn”.
Tuy đây không phải là bệnh lý về da quá nguy hiểm hay gây lây nhiễm nhưng chàm sữa có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó, việc mẹ xác định rõ nguyên nhân khi bé bị chàm sữa là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bé bị mắc lại nhiều lần và bảo vệ da bé luôn khỏe mạnh.
Mặc dù nguyên nhân gây chàm sữa ở bé chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể do:
Yếu tố di truyền
Theo một nghiên cứu, bé có bố mẹ có tiền sử mắc các bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm,… sẽ có nguy cơ gây chàm sữa ở bé rất cao so với các bé có bố mẹ không bị dị ứng.
Do đoạn gen filaggrin (FLG) – Một protein keratinocyte là một thành phần quan trọng trong lớp tế bào hạt của da giúp làm ẩm, giảm sự thoát nước trên da. Vì vậy, khi đoạn gen này bị thiếu hụt, làn da bé trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị nứt nẻ, khô rát hơn. Dẫn đến, chàm sữa xuất hiện trên da bé dễ dàng.
Nếu bé sở hữu cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài, dễ kích ứng và dẫn đến các phản ứng viêm da, trong đó có chàm sữa.
Hàng rào da bị tổn thương:
Da của bé mỏng manh và dễ bị tổn thương hơn so với người lớn. Khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, da bé sẽ mất nước, trở nên khô rát, bong tróc,… tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng và vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến chàm sữa.
Ngoài ra, khi lớp sừng và biểu bì bị tổn thương, Lipid ở trên bề mặt da thay đổi. Đồng thời, làm tăng khả năng mất nước qua da, hình thành các vết nứt nẻ trên da. Lúc này rất dễ cho sự xâm nhập của các kháng nguyên bên ngoài, chất gây kích ứng, dẫn đến chàm sữa.
Các tác nhân kích ứng bên ngoài:
Nếu bé sở hữu cơ địa dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài, dễ kích ứng. Và dẫn đến các phản ứng viêm da, trong đó có chàm sữa. Cụ thể:
- Thực phẩm: Sữa bò, trứng, đậu phộng, hải sản,… là những thực phẩm phổ biến có thể gây dị ứng ở trẻ, dẫn đến chàm sữa.
- Môi trường: Bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,… cũng có thể kích thích da bé, làm tình trạng chàm sữa trở nên nặng hơn.
- Chất liệu quần áo: Quần áo làm từ len, sợi tổng hợp có thể gây kích ứng da bé, khiến chàm sữa ngứa rát và khó chịu.
Tâm lý bé khó chịu, quấy khóc
Tinh thần của bé cũng có thể là yếu tố góp phần làm nặng thêm tình trạng chàm sữa. Khi quấy khóc, cáu kỉnh, lo lắng, cơ thể bé sẽ tiết ra nhiều hormone cortisol, làm suy yếu hệ miễn dịch và khiến da dễ bị kích ứng hơn.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu cho rằng: “Quá trình mang thai, mẹ bầu quá căng thẳng, stress trầm cảm sẽ tiết ra nhiều các Hormon Cortisol và cytokine qua nhau thai. Điều này sẽ làm rối loạn hệ miễn dịch của bé gây ra viêm, chàm sữa”. Do đó, trong hành trình mang bầu mẹ cần giữ tâm lý thoải mái, thư giãn nhất có thể nhé!
Một số yếu tố khác
Ngoài những lý do trên, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc chàm sữa ở bé, bao gồm:
- Sinh non: Bé sinh non có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn bé sinh đủ tháng. Do da của trẻ sinh non mỏng manh và hàng rào bảo vệ da chưa hoàn thiện.
- Giới tính: Một số nghiên cứu cho thấy bé gái có xu hướng dễ bị chàm sữa hơn bé trai.
- Mùa sinh: Các bé sinh vào mùa thu đông có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn do thời tiết hanh khô.
2. Dấu hiệu nào dễ dàng nhận biết khi bé bị chàm sữa?
Chàm sữa ở trên da các bé sẽ có các dấu hiệu khác nhau, không có sự đồng nhất. Vì vậy, mẹ cần lưu lại ngay các dấu hiệu sau để phát hiện càng sớm càng tốt nha!
Biểu hiện trên da:
- Nổi mẩn đỏ: Đây là dấu hiệu đầu tiên và hầu như luôn xuất hiện ở bé bị chàm sữa. Mẩn đỏ thường xuất hiện ở mặt, đặc biệt là hai má. Sau đó có thể lan ra các bộ phận khác trên cơ thể như trán, da đầu, cổ, ngực, lưng, tay, chân,…
- Mụn nước: Các nốt mẩn đỏ có thể tiến triển thành mụn nước li ti, chứa dịch trong. Mụn nước có thể vỡ ra, đóng mày và tróc vảy.
- Da khô, bong tróc: Da bé trở nên khô ráp, sần sùi, bong tróc vảy,… Đặc biệt là ở những vùng da bị mẩn đỏ.
- Ngứa: Đây là triệu chứng khó chịu nhất, khiến bé quấy khóc, bứt rứt, gãi ngứa nhiều. Dẫn đến da bị tổn thương và dễ bị nhiễm trùng.
Biểu hiện toàn thân:
- Rối loạn giấc ngủ: Do ngứa ngáy khó chịu, bé có thể gặp khó khăn trong việc ngủ ngon giấc, thường xuyên thức giấc vào ban đêm.
- Quấy khóc, bứt rứt: Ngứa và khó chịu do chàm sữa có thể khiến bé quấy khóc, bứt rứt, hay cáu kỉnh.
- Mất tập trung: Ngứa ngáy có thể khiến bé mất tập trung, ảnh hưởng đến khả năng bú sữa và vui chơi.
- Nhiễm trùng da: Nếu da bé bị tổn thương do gãi nhiều, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra nhiễm trùng da.
Mức độ nghiêm trọng của chàm sữa có thể khác nhau ở mỗi trẻ:
- Nhẹ: Chỉ có vài nốt mẩn đỏ nhẹ, ít hoặc không ngứa, tự khỏi trong vài tuần.
- Vừa: Mẩn đỏ lan rộng hơn, có thể kèm theo mụn nước, ngứa vừa phải, cần điều trị.
- Nặng: Mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể, có nhiều mụn nước, ngứa dữ dội, cần điều trị tích cực.
3. Mẹ nên làm gì khi bé bị chàm sữa?
Tuy chàm sữa có thể sẽ tự hết nhưng chúng cũng dễ quay lại nhiều lần trên da bé, nếu mẹ vệ sinh không đúng cách. Đồng thời, sẽ làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm, chảy máu, chàm sữa dần nặng hơn,… Vì vậy, khi bé bị chàm sữa mẹ đừng quá chủ quan nhé! Mẹ có thể áp dụng một số cách chăm sóc khi bé bị chàm sữa dưới đây:
Giữ ẩm da cho bé:
Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi hương, không chứa paraben, phthalates và thuốc nhuộm,…. phù hợp cho da nhạy cảm của bé. Mẹ nên thoa lên da bé 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tắm.
Sử dụng bọt tắm thảo dược cho bé
Khi tắm hay vệ sinh, mẹ nên tắm cho bé với nước ấm khoảng 36-38 độ C và tắm trong vòng 10 phút. Vì nước quá nóng sẽ làm da bé trở nên khô rát, ngứa ngáy hay nước quá lạnh, bé dễ bị nhiễm lạnh, ho, sốt,…
Sau khi tắm xong, mẹ nhẹ nhàng lau khô người cho bé bằng khăn mềm. Không nên để da bé quá ẩm ướt vì sẽ tạo điều kiện cho vi nấm xâm nhập, làm tình trạng chàm sữa có thể nặng hơn.
Trong quá trình tắm, mẹ nên sử dụng nước tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi bị chàm sữa, da bé rất nhạy cảm với các chất gây kích ứng như kiềm, chất tẩy, chất màu, chất bảo quản,… khiến vùng da tổn thương của bé càng ngứa ngáy càng khó chịu hơn.
Chính vì vậy, mẹ nên lựa chọn những loại nước tắm/ bọt tắm thảo dược đã được kiểm định và chứng nhận an toàn lành tính trên da của bé. Mẹ có thể tham khảo Bọt tắm bé Nipcare đang được nhiều chuyên gia hiện này khuyên dùng.
Với sự kết hợp độc đáo giữa các loại lá tắm dân gian như Cúc la mã, lô hội với công thức sạch khuẩn Star+. Bọt tắm Nipcare sẽ giúp mẹ dễ dàng “loại sạch” vi khuẩn, bụi bẩn,…. bám trên da bé. Đặc biệt, bảo vệ toàn diện làn da bé luôn khỏe mạnh.
Bọt tắm được tạo ở đầu vòi mềm mịn, xốp dịu nhẹ, an toàn với làn da của bé. Kể cả làn da bé đang bị tổn thương, nhạy cảm nhất. Mẹ dễ dàng làm sạch chỉ với 1-2 lần xả với nước. Mà chẳng gây bết dính hay nhờn rít trên da, mẹ hoàn toàn an tâm nha!
Bọt tắm gội dịu nhẹ Nipcare đang có rất nhiều đánh giá của mẹ bỉm sau khi sử dụng. Vì vậy, mẹ cực kỳ an tâm khi dùng bọt tắm Nipcare cho bé nha!
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé:
Chọn quần áo làm từ chất liệu cotton mềm mại, thoáng khí để giúp da bé được thông thoáng. Tránh mặc quần áo len, lụa hoặc tổng hợp vì có thể gây kích ứng da bé. Đặc biệt, mẹ nên giữ móng tay cho bé ngắn và cắt tròn để tránh làm trầy xước da gây viêm nặng hơn.
Giảm thiểu các tác nhân gây kích ứng:
- Tránh cho bé tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng giặt, nước hoa, khói thuốc lá, bụi bẩn, v.v.
- Sử dụng máy lọc không khí trong phòng của bé để giảm bớt bụi bẩn và các chất gây dị ứng.
- Hạn chế cho da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì da bé còn non nớt nên khi tiếp xúc quá nhiều, lâu với ánh nắng tia UV có thể làm da bị kích ứng.
Lưu ý khi nào mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám:
Nếu bé có các biểu hiện dưới đây, mẹ nên đứa bé đi khám ngay nhé:
- Bé có các dấu hiệu của chàm sữa nặng như da đỏ, sưng tấy, ngứa dữ dội, chảy dịch mủ, v.v.
- Bé có dấu hiệu nhiễm trùng da như sốt, sưng hạch bạch huyết, v.v.
- Bé quấy khóc nhiều, khó ngủ do ngứa.
- Tình trạng chàm sữa của bé không cải thiện sau vài tuần hoặc trở nên tồi tệ hơn.
- Và có kèm theo các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, v.v.
Chàm sữa ở bé có thể sẽ tự hết nhưng mẹ chớ nên chủ quan nhé! Bởi tình trạng chàm sữa có thể bị tái phát nhiều lần hoặc gây viêm nhiễm, loét lở,… Khiến bé cực kỳ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn,…ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu mẹ còn những trăn trở gì, hãy liên hệ qua Hotline: 0328 317 288 để được các dược sĩ chuyên môn của Nipcare tư vấn nha!
Xem thêm:
Chàm sữa là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Hướng dẫn tắm bé tránh chàm sữa, viêm da cơ địa xuất hiện
Tư vấn và mua hàng liên hệ ngay:
- Hotline: 0328 317 288
- Website: https://nipcare.vn/
- Gian hàng shopee: www.shopee.vn/nipcare_vn
- Kênh tiktok: www.tiktok.com/@nipcarevietnam
- Fanpage: www.facebook.com/nipcare.vietnam
Tài liệu tham khảo:
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ |