Hăm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, cách dự phòng hăm hiệu quả
Hăm là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ do tã lót không được thay thường xuyên, da bị ướt, cọ xát nhiều lần. Bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc do vùng da bị tổn thương. Vậy nên, cha mẹ cần biết một số thông tin cụ thể về tình trạng này, từ đó biết được cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Hăm là gì?
Hăm là tình trạng da bị tổn thương hay do kích ứng bởi một số yếu tố bên ngoài như ma sát, vi khuẩn hay chất kích ứng.
Hăm thường xảy ra khi da đổ mồ hôi nhiều hay tiếp xúc với môi trường ẩm ướt trong thời gian kéo dài. Hăm ở trẻ có thể gây ngứa, sưng, đỏ thậm chí gây ra những vết lở loét, nứt nẻ trên da.

Hăm có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể
Triệu chứng bé bị hăm
Hăm da ở trẻ thường xuất hiện tại các vùng da có có nhiều nếp gấp như bẹn, hãng, cổ, kẽ ngón tay, chân, nách. Bởi đây là những vị trí đổ nhiều mồ hôi, khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm hình thành và phát triển.
Bé bị hăm tã nặng sẽ xuất hiện một số triệu chứng dễ nhận thấy như:
- Da tại vùng bị hăm ửng đỏ, những vết đỏ này lan dần sang phần bẹn và đùi.
- Những vết mẩn đỏ dần chuyển thành màu đỏ tươi, loét đỏ, chảy nước dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Bé biếng ăn, quấy khóc, mất ngủ do vùng da bị tổn thương.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh, thường xuyên giật mình.

Bé bị hăm tã xuất hiện nhiều triệu chứng
Nguyên nhân bé bị hăm là gì?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị hăm, trong đó có các nguyên nhân thường gặp như:
- Bé có làn da nhạy cảm: làn da của trẻ sơ sinh chỉ bằng ½ của người lớn nhưng độ nhạy cảm lại gấp đến 5 lần. Da của trẻ sơ sinh được chia thành da thường, da nhạy cảm, da khô, chàm thể tạng. Nếu da trẻ thuộc da nhạy cảm hay chàm thể tạng thì rất dễ kích ứng với các tác nhân từ môi trường bên ngoài và bé dễ bị hăm hơn bình thường.
- Do dị ứng: Bé bị hăm có thể do kích ứng với một số thành phần trong tã lót hay khăn ướt khi vệ sinh cho trẻ.
- Do nhiễm trùng, nhiễm nấm: Nếu tã mẹ chọn cho bé không đảm bảo chất lượng, khả năng thấm hút không tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong phân hay nước tiểu đọng lại trên da. Nếu da bé ẩm ướt trong một thời gian dài thì các vi khuẩn này có thể phát triển và gây bệnh.
- Do bị cọ sát với quần áo: Nếu mẹ chọn mặc cho bé những bộ quần áo, tã lót ôm sát bó chặt vào da cũng là lý do khiến da bé ửng đỏ gây tình trạng hăm tã.
- Mẹ không thay tã thường xuyên khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây hăm cho bé.
Mẹ nên làm gì để dự phòng hăm cho bé?
Thay tã thường xuyên cho bé
Thường xuyên thay tã và vệ sinh thường xuyên cho bé từ 1-2 tiếng/lần là biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng bé bị hăm. Nguyên nhân là sau mỗi lần bé vệ sinh thì tã lại là môi trường thuận lợi để vi khuẩn nhanh chóng phát triển. Nếu làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ tiếp xúc với vi khuẩn trong một thời gian dài sẽ khiến da trẻ nổi mẩn đỏ, bé bị hăm tã.
Sử dụng nước ấm để vệ sinh vùng kín của bé
Khi vệ sinh vùng kín của trẻ, mẹ nên sử dụng nước ấm để tránh tình trạng kích ứng. Trong trường hợp không thể lau sạch bằng khăn, mẹ nên dùng thêm cho bé một chút xà phòng có tính chất dịu nhẹ. Sau khi vệ sinh, mẹ có thể để vùng kín của bé thật khô thoáng trước khi mặc tã mới. Mẹ cần lưu ý điều này để tránh tình trạng bé bị hăm tã.
Nên sử dụng các loại tã lót đảm bảo chất lượng
Nếu nguyên nhân khiến trẻ bị hăm là do tã lót thì mẹ cần đổi ngay loại tã lót đang dùng. Khi chọn tã cho bé, mẹ nên chọn những loại có thành phần thân thiện, an toàn với làn da và kích cỡ phù hợp với bé.
Nên cho trẻ thời gian “thả rông”
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị hăm là do mang tã trong suốt ngày dài. Khi đó, bố mẹ có thể cho trẻ “thả rông” một thời gian. Hành động này giúp vùng kín của trẻ khô thoáng hơn, giảm ma sát giữa tã lót và da bé.
Mặc cho bé những bộ quần áo thoải mái, tránh bó sát.
Khi lựa chọn quần áo, mẹ nên lựa chọn những bộ thoải mái, tránh bó sát vào người trẻ khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Quần áo thường xuyên cọ sát với da khiến da dễ bị tổn thương.

Mẹ nên mặc những bộ quần áo rộng, thoải mái
Cách điều trị khi bé bị hăm mẹ cần biết
Giữ cho làn da bé khô thoáng bằng cách thay tã thường xuyên
Khi trẻ có dấu hiệu hăm tã, mẹ cần thay tã cho bé thường xuyên. Việc tháo bỏ tã bỉm khiến da của trẻ khô thoáng hơn, phục hồi hăm nhanh hơn. Một số loại tã bỉm có vạch đánh dấu thời gian cần thay bỉm, mẹ có thể dựa vào đó để thay bỉm cho bé, tránh để quá lâu khiến vùng kín bé bị ẩm ướt, khó chịu.
Bên cạnh đó, mẹ nên chọn cho bé những loại tã bỉm có khả năng thấm hút tốt, chống trào ngược, mỏng nhẹ để con có thể thỏa sức vui chơi mà không lo vấn đề hăm tã.
Điều trị hăm cho trẻ bằng các phương pháp dân gian
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, kem trị hăm cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng một số mẹo trị hăm bằng các phương pháp dân gian.
Điều trị hăm bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa một số thành phần như acid béo, acid lauric, vitamin E, K. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, phòng ngừa sự tấn công của các vi khuẩn gây hăm đồng thời dưỡng ẩm, cải thiện vùng da bị hăm tã ở bé.
Cách trị hăm bằng dầu dừa rất đơn giản. Trước tiên, mẹ dùng nước ấm vệ sinh vùng da bị hăm, dùng khăn lau khô vùng da đó. Sau cùng, mẹ thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị hăm. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên sử dụng 2 lần/ngày.
Điều trị hăm cho bé bằng lá khế
Trong y học cổ truyền, lá khế có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm…Sử dụng lá khế điều trị hăm cho bé đem lại hiệu quả cao.
Mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá khế xanh, khăn sạch + nước sạch, ¼ thìa muối.
- Ngâm lá khế với nước muối loãng trong 10-15 phút giúp loại bỏ bụi bẩn.
- Giã nát lá khế, cho vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước + ¼ thìa muối.
- Khi nước sôi, chắt lấy nước đun và để nguội.
- Dùng khăn sạch thấm nước vừa chuẩn bị và nhẹ nhàng lau vùng da bị hăm.
- Dùng nước sạch để rửa lại vùng da đó và khăn mềm để lau khô.
Mẹ nên thực hiện từ 2-3 lần/ngày sau mỗi lần thay bỉm cho bé. Mẹ cần chú ý rằng dùng ngay nước lá khế trong ngày, không nên để qua đêm sẽ làm mất tác dụng.
Dùng mướp đắng (khổ qua) để điều trị hăm cho bé
Mướp đắng là loại quả chứa nhiều thành phần như vitamin B, C, betaine, glucozit…giúp làm sạch và sát trùng vùng da bị tổn thương ở bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2-3 quả mướp đắng non
- Khăn mềm
- Nước sạch
Mẹ lấy mướp đắng ngâm cùng với nước muối loãng trong 5-7 phút, rửa sạch và thái lát. Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho mướp đắng vào, đun tiếp trong khoảng 10 phút. Chắt lấy phần nước và để nguội. Mẹ dùng nước mướp đắng để vệ sinh vùng da bị hăm. Tiếp đó dùng khăn sạch để thấm khô.
Biện pháp này mẹ nên thực hiện 1 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý rằng không áp dụng nếu vùng da của bé bị trầy xước hay sưng tấy bởi điều này có thể khiến tình trạng của bé trở nên nặng hơn.
Chữa hăm cho bé bằng lá trà xanh
Lá trà xanh có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, phục hồi vùng da bị tổn thương đồng thời nuôi dưỡng làn da đồng thời nâng cao cơ chế đề kháng.
Để áp dụng phương pháp này, mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, 1 thìa cà phê muối, khăn sạch. Ngâm lá trà xanh vào nước muối loãng trong vòng 5-7 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Tiếp đó, cho lá trà và ½ thìa muối cùng 1 lít nước và đun sôi. Tắt bếp và đợi nước nguội rồi lọc lấy phần nước.
Mẹ có thể dùng nước trà để tắm cho bé hay dùng khăn sạch đã chuẩn bị thấm nước và vệ sinh vùng da bị hăm.
Với biện pháp này, mẹ có thể áp dụng 1 lần / ngày. Tuy nhiên, nếu tổn thương hở, sưng tấy thì mẹ không dùng nước trà bởi làm tăng nguy cơ nặng thêm.
Sử dụng xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Để phòng ngừa cũng như điều trị hăm tã ở trẻ tốt nhất, mẹ nên tham khảo xịt vệ sinh chống hăm Nipcare. Sản phẩm là sự phối hợp của Allanoin, Panthenol cùng chiết xuất tự nhiên từ hoa cúc la mã, lô hội đem lại tác dụng 4 trong 1:
- Bảo vệ: Thành phần Cetrimide 0.2% có trong Nipcare giúp bảo vệ da trẻ trước các tác nhân gây hăm tã.
- Phòng ngừa: Thành phần Dexpanthenol giúp phòng ngừa tình trạng hăm tã do có khả năng tăng cường sức đề kháng làn da.
- Điều trị: Thành phần Dexpanthenol kết hợp cùng chiết xuất cúc la mã làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, rát, ngứa do hăm tã.
- Dưỡng da: glycerin cùng chiết xuất lô hội giúp cấp ẩm, duy trì độ ẩm tự nhiên của da bé.
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare được nhiều mẹ tin dùng cho bé
Hy vọng rằng qua bài viết trên mẹ đã tích lũy cho mình được nhiều kiến thức và kinh nghiệm để phòng ngừa tình trạng bé bị hăm hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn gì, mẹ đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp nhanh nhất nhé.
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ |