Bé gái bị hăm vùng kín-Mẹ phải làm sao để chăm sóc vùng kín của con đúng cách

Share

Mẹ không hay để ý quá nhiều đến việc vệ sinh vùng kín cho bé, đặc biệt là bé gái. Cùng với bản chất nhạy cảm, dễ bị kích ứng,… của làn da non yếu. Nên tỷ lệ bé gái bị hăm vùng kín có nguy cơ mắc cao hơn rất nhiều ở các bé trai. 

Tuy nhiên, khi hăm xuất hiện ở bé gái, nhiều mẹ vẫn còn lo ngại, không biết chăm sóc bé như thế nào an toàn?… Qua bài viết này, Nipcare sẽ chia sẻ cho mẹ cụ thể những cách trị hăm vùng kín ở bé đơn giản mà vẫn cải thiện hăm nhanh chóng.

Bé gái bị hăm tã, mẹ phải làm sao?

Mẹ phải làm sao khi bé gái bị hăm vùng kín

1. Nguyên nhân nào khiến bé gái bị hăm vùng kín

Da kích ứng, bị viêm nhiễm do tiếp xúc trong thời gian dài với độ ẩm và ma sát quá nhiều, từ đó hăm da xuất hiện. Đặc biệt ở các vị trí như vùng kín, bẹn, cổ, chân tay,… Tuy nhiên, tình trạng hăm vùng kín thường hay gặp nhiều ở các bé gái, bởi:

  • Đặc điểm vùng kín của bé gái có cấu tạo hình phễu ngược nên khi đi ngoài, chất thải sẽ ứ đọng lại ở hậu môn. Nếu mẹ không vệ sinh thường xuyên cho bé, sẽ khiến vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập. Dẫn đến hăm vùng kín xuất hiện
  • Tã/ Bỉm chật ních, giữ chất bẩn quá lâu: Khi mẹ sử dụng tã, bỉm quá chật với vùng kín của bé. Điều này làm vùng da dưới bỉm cực kỳ bí bách, ẩm,…Tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi thuận lợi và gây hăm, thậm chí nặng hơn. Đồng thời, mẹ để tã, bỉm bẩn quá lâu tiếp xúc với da bé cũng là 1 phần khiến hăm do vi khuẩn từ phân và nước tiểu tấn công.
Mặc bỉm cho bé quá chật khiến hăm xuất hiện

Mặc bỉm cho bé quá chật khiến hăm xuất hiện.

  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Lau chùi không kỹ hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh không phù hợp, có thể khiến bé bị hăm.
  • Da bé nhạy cảm: Một số bé có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như tã, bỉm, xà phòng,… Do đó, những bé này có nguy cơ bị hăm vùng kín cao hơn so với những bé khác.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Khi bé bị tiêu chảy hoặc táo bón, phân của bé có thể dính vào vùng kín và gây hăm.
  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh chứa các chất dễ gây kích ứng như paraben, chất tạo màu, chất tẩy rửa,… có trong khăn giấy ướt, nước giặt, sữa tắm,… Khiến da non yếu bị sưng, nóng đỏ đau, ngứa,…. dẫn đến hăm vùng kín.

2. Bé gái bị hăm vùng kín mẹ nhận biết như thế nào?

Hăm vùng kín là nỗi ám ảnh của cả mẹ và bé. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu hăm sẽ giúp mẹ có biện pháp xử lý kịp thời, tránh cho bé những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bé gái bị hăm vùng kín:

 Biểu hiện bé gái bị hăm vùng kín nhẹ và nặng, mẹ dễ nhận biết!

Biểu hiện bé gái bị hăm vùng kín nhẹ và nặng, mẹ dễ nhận biết!

Dấu hiệu ban đầu khi bé gái bị hăm vùng kín

  • Đỏ rát: Đây là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của hăm da. Da bé có thể chuyển từ màu hồng nhạt sang đỏ sẫm, thậm chí tím.
  • Sưng tấy: Vùng da bị tổn thương do hăm, lúc này có thể bị sưng nhẹ, đau nhức gây khó chịu cho bé khi vận động.
  • Ngứa rát: Bé có thể quấy khóc, bứt rứt do ngứa rát ở vùng kín.
  • Nổi mụn: Bề mặt da của bé xuất hiện các hạt mụn nhỏ, li ti, sần sùi

Đồng thời, có thể kèm theo các biểu hiện:

  • Bứt rứt, khó chịu: Bé có thể quấy khóc, bứt rứt, đặc biệt là khi thay tã, bỉm.
  • Mất ngủ: Do cảm giác ngứa rát và khó chịu ở vùng kín.
  • Tiểu nhiều: Bé có thể tiểu nhiều hơn bình thường do cảm giác nóng rát ở vùng kín.

Dấu hiệu bé gái bị hăm vùng kín nặng

  • Đỏ sẫm, tím tái: Da bé chuyển từ màu đỏ sẫm sang tím tái, có thể kèm theo các vết nứt nẻ.
  • Sưng tấy: Vùng kín của bé bị sưng tấy nhiều, gây đau đớn cho bé khi vận động.
  • Chảy dịch: Vùng kín của bé có thể chảy dịch màu trắng hoặc vàng.
  • Loét da: Trên da bé có thể xuất hiện các vết loét do da bị tổn thương.

Ngoài các dấu hiệu trên, hăm vùng kín nặng ở bé gái còn có các biểu hiện:

  • Sốt: Bé có thể bị sốt do nhiễm trùng.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Bé có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn do khó chịu và đau đớn.
  • Quấy khóc dữ dội: Do cảm giác ngứa rát và đau đớn ở vùng kín.

3. Bé gái bị hăm vùng kín, mẹ phải làm sao?

Khi bé gái bị đỏ rát vùng kín, chắc hẳn mẹ không khỏi nóng ruột. Và mẹ rất nhanh tìm kiếm cách giảm nhẹ nhất tình trạng hăm có thể. Vì vậy, hãy cùng Nipcare đi tìm giải pháp hữu hiệu chăm sóc hăm vùng kín ở bé đơn giản tại nhà nhé! 

Thay bỉm thường xuyên 4h/lần

Đây là việc đầu tiên trong các bước chữa hăm khi bé gái bị hăm đỏ vùng kín. Bởi khi da đang bị tổn thương càng tiếp xúc lâu với bỉm sẽ khiến hăm nặng thêm. Ngoài ra, mẹ càng nên chú ý vệ sinh kỹ những nếp kẽ sau khi thay bỉm cho bé nha! Vì sẽ làm nước tiểu, phân dính vào bỉm mới, om lâu có thể gây hăm, phát ban.

Vệ sinh vùng kín cho bé bằng nước ấm 37-38 độ C

Mỗi lần thay bỉm hay tắm mẹ nên dùng nước ấm với nhiệt độ phù hợp khoảng 37-38 độ C. Điều này sẽ hạn chế tối ưu sự kích ứng, làm tổn thương thêm vùng da đã bị hăm. Mặt khác, mẹ chỉ nên sử dụng các loại nước/ sữa lành tính cho bé mỗi khi đi nặng xong. Đôi khi rửa quá nhiều với nước/ sữa tắm, vô tình làm da tổn thương hơn, làm chậm quá trình phục hồi da của bé.

Tắm là thời gian làn da được thư giãn, làm sạch, giảm nhẹ hăm

Tắm là thời gian làn da được thư giãn, làm sạch, giảm nhẹ hăm

Bôi thuốc trị hăm cho bé

Với tình trạng bé gái bị hăm vùng kín nhẹ, mẹ có thể sử dụng kem bôi trị hăm cho bé. Tuy nhiên cần ưu tiên các sản phẩm có các tiêu chí sau:

  • Thành phần từ thảo dược lành tính
  • Đã có giấy chứng nhận an toàn với làn da nhạy cảm của bé
  • Đã được sử dụng rộng rãi và có những feedback uy tín
  • Có tác dụng dưỡng ẩm phù hợp
  • Không chứa các thành phần gây kích ứng, gây hại như: Paraben, Acid Boric, Benzyl Benzoate, Benzyl Cinnamate,…

Còn bé gái bị hăm đỏ vùng kín nặng, mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc có chứa Corticoid: Bởi hoạt chất này sẽ dễ gây dị ứng, phát ban,… thậm chí, gây ra giãn tĩnh mạch, mỏng da, da bị rạn,…
  • Thuốc có chứa kháng sinh: Vì hăm vùng kín có thể do nguyên nhân là vi khuẩn hoặc nấm, hay mẹ chưa xác định rõ vấn đề da của bé,…. Nếu tự ý bôi kháng sinh sẽ dễ khiến da bé bị nhiễm trùng, hăm nặng thêm,…

Các loại thuốc này, mẹ chỉ nên mua khi có chỉ định của bác sĩ. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bội nhiễm, các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Sử dụng xịt chống hăm Nipcare

Bên cạnh dạng kem bôi, mẹ có thể tham khảo, tìm hiểu thêm dạng xịt chống hăm của Nipcare (chèn link sp). Vì đây đang là sản phẩm được nhiều bác sĩ, chuyên gia da liễu khuyến khích dùng. Bởi:

Xịt chống hăm Nipcare an toàn, lành tính với da nhạy cảm.

Xịt chống hăm Nipcare an toàn, lành tính với da nhạy cảm.

  • Thành phần an toàn, lành tính. Với sự phối trộn hoàn hảo giữa Cetrimide, Panthenol, Glycerin với Cúc La Mã, Lô Hội. Chúng mang lại một lớp màng bảo vệ khỏe mạnh ngăn chặn tối đa các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Đồng thời, Nipcare hỗ trợ tăng cường cấp ẩm và duy trì độ ẩm phù hợp cho da bé.
  • Chỉ với 1 lần xịt nhẹ nhàng, các dược chất đã bao phủ hết vùng da bị hăm của bé. Mà mẹ chẳng cần phải xoa nhẹ lên da bé như kem bôi. Điều này sẽ hạn chế tối ưu khả năng bị lây nhiễm chéo.
  • Bao bì tân tiến BOV: xịt 360 độ nên bé có ở tư thế nào hay ở bất cứ lúc nào cũng dễ dàng sử dụng. 
  • Sản phẩm 3K: Không cồn, không chất tạo màu, không Paraben. Nên vô cùng an toàn, lành tính với làn da nhạy cảm khi bé gái bị hăm đỏ vùng kín. 

Để da bé tiếp xúc với không khí bên ngoài

Làn da bé cũng cần “Hít thở” sau những thời gian bí bách, ẩm thấp. Điều này cũng sẽ làm da bé khô tự nhiên, tình trạng da bị hăm cũng thoáng hơn. Vì vậy, sau khi thay bỉm, vệ sinh xong hoặc tắm xong,… Mẹ hãy “thả rông” làn da non yếu của bé khoảng 10- 15 phút nha!

4. Mẹ cần lưu ý gì khi bé gái bị hăm vùng kín!

Vùng kín là nơi cực kỳ nhạy cảm, dễ gây viêm ở các bé. Vậy nên, mỗi khi mẹ về sinh cho bé bị hăm đỏ vùng kín cần chú ý:

  • Hạn chế dùng giấy ướt để vệ sinh vùng kín cho bé: Khăn giấy ướt có thể chứa các chất bảo quản, chất tẩy rửa,…
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát: Quần áo quá chật sẽ khiến bé bí bách, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Cắt móng tay cho bé: Vì móng tay dài rất dễ làm xước da mỗi khi xoa, gãi ngứa, gây ra hăm, viêm
  • Cho bé bú sữa mẹ: Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé
  • Nếu bé bị hăm nặng hoặc có các biểu hiện bất thường như sốt, sưng tấy nhiều,… cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất khi có dấu hiệu bất thường hoặc bị hăm quá lâu.

Bé gái bị hăm vùng kín là vấn đề về da liễu khá phổ biến, nhưng có thể phòng ngừa và cải thiện nếu mẹ chăm sóc đúng cách. Như vậy, bài viết trên đây đã giúp ích cho mẹ trong việc chăm sóc khi bé bị hăm vùng kín. Mẹ còn băn khoăn, đừng ngại gọi HOTLINE: 1800 2082 hoặc Zalo: 0328 317 288 để các Dược sĩ chuyên môn của Nipcare giải đáp kịp thời nha!

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bộ sản phẩm Nipcare

Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare

(Đã có 11212 lượt mua hàng)
Giá: 95.000 VNĐ
Dùng cho nứt đầu ti, khô môi, nứt gót chân, chống hăm tã
Thả tim nào! 7899 Đã tim
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare

Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare

(Đã có 6811 lượt mua hàng)
Giá: 135.000 VNĐ
Xịt vệ sinh chống hăm công dụng 4 trong 1 đầu tiên tại Việt Nam
Thả tim nào! 1116 Đã tim

Bọt tắm gội dịu da Nipcare

(Đã có 6678 lượt mua hàng)
Giá: 125.000 VNĐ
Nâng niu làn da mỏng manh của bé
Thả tim nào! 5656 Đã tim

Đặt hàng online

  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
  • Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng

Mục đích sử dụng*

Sản PhẩmĐơn GiáSố LượngThành Tiền
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 95.000 VNĐ
Mua ngay
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g 150.000 VNĐ
Mua ngay
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare 251.000 VNĐ
Mua ngay
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare 135.000 VNĐ
Mua ngay
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g 55.000 VNĐ
Mua ngay
Bọt tắm gội dịu da Nipcare 125.000 VNĐ
Mua ngay
0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop
      Calculate Shipping
      Apply Coupon