Cách xử lý tình trạng môi xăm bị khô, nứt nẻ
Xăm môi là phương pháp làm đẹp được đông đảo chị em lựa chọn để có bờ môi hồng hào, tươi trẻ, sáng bừng gương mặt. Tuy nhiên, nhiều chị em gặp tình trạng môi xăm bị khô vừa khó chịu vừa ảnh hưởng thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân khô môi là do đâu và xử lý bằng cách nào? Xem ngay bài viết Nipcare sẽ giải đáp cho chị em!
1. Nguyên nhân môi xăm bị khô là gì?
Môi xăm bị khô không phải hiếm gặp ở các chị em sử dụng phương pháp làm đẹp phun xăm. Tuy không gây nguy hiểm nhưng môi khô làm chị em khó chịu và ảnh hưởng tính thẩm mỹ. Để khắc phục nhanh thì trước tiên chị em cần tìm da nguyên nhân gốc rễ.
1.1 Môi khô do bản chất da môi
Xăm môi là phương pháp làm đẹp sử dụng kim xăm đưa mực xuống dưới tầng thượng bì của da môi. Qua đó, những tổn thương bên trên bề mặt sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn.

Bản chất da môi không có tuyến bã nhờn nên dễ bị khô sau khi xăm
Hơn nữa, điểm khác biệt giữa da môi và các vùng da khác trên cơ thể chính là không có tuyến bã nhờn. Bởi vậy mà da môi không có khả năng tự cấp ẩm, rất dễ bị khô dù xăm môi hay không.
1.2 Sử dụng thiết bị xăm môi quá cũ
Môi xăm bị khô, nứt nẻ có thể xuất phát từ việc sử dụng thiết bị xăm quá lạc hậu. Những thiết bị này đầu kim thường rất thô sơ, không đạt chuẩn. Điều này dẫn đến xăm môi không đều màu và có thể khiến da môi tổn thương. Da môi khô kèm theo tình trạng bong tróc, nứt da chảy máu.
1.3 Mực xăm môi kém chất lượng
Một trong những nguyên nhân môi xăm bị khô, nứt nẻ đến từ mực xăm kém chất lượng. Loại mực xăm pha nhiều tạp chất, hóa chất và không giấy tờ nguồn gốc dễ khiến môi xăm bị khô, lên màu không chuẩn. Thậm chí, môi trở nên xỉn màu, thâm sạm, nứt nẻ,…

Môi xăm bị khô do dùng mực xăm kém chất lượng
1.4 Kỹ thuật viên xăm môi kinh nghiệm yếu kém
Da môi bị khô, bong tróc cũng liên quan đến kỹ thuật của chuyên viên spa. Tay nghề chuyên viên còn yếu kém sẽ không pha màu mực đúng tỷ lệ. Hơn nữa, đi kim xăm không đều lực và tốc độ sẽ làm mực xăm không đều. Cùng với đó, tình trạng môi xăm bị nứt, khô thậm chí nhiễm trùng có thể xảy ra.
1.5 Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân phía trên, chị em cũng cần lưu ý một số “thủ phạm” gây khô môi như sau:
- Thói quen liếm môi: Nước bọt bay hơi nhanh nên càng khiến độ ẩm của da môi giảm nhanh. Tình trạng môi xăm bị khô càng nghiêm trọng hơn.
- Thiếu nước: Da môi không hề có tuyến bã nhờn nên không thể tự cấp ẩm. Nếu chị em uống quá ít nước sẽ khiến môi xăm càng khô, nứt.
- Thiếu vitamin: Nhiều chị em kiêng khem quá mức sau khi phun xăm có thể khiến cơ thể thiếu hàng loạt vitamin làm môi khó phục hồi.
- Yếu tố môi trường: Thời tiết hanh khô mùa đông, tiếp xúc nhiều nắng và bụi bẩn.
2. Cách xử lý tình trạng môi xăm bị khô, nứt nẻ bằng dược liệu thiên nhiên
Chị em mới xăm môi và gặp tình trạng môi khô, nứt nẻ nhưng chưa biết giải pháp nào? Dưới đây là bật mí một vài mẹo nhỏ khắc phục môi xăm bị khô để chị em thực hiện ngay tại nhà!
2.1 Trị khô môi bằng cánh hoa hồng, sữa chua
Cánh hoa hồng được ví là “kho dự trữ” vitamin E giúp cấp ẩm, nuôi dưỡng sâu cho da môi. Với chị em xăm môi, cánh hoa hồng giúp lên màu tự nhiên, tươi tắm. Thêm vào đó, sữa chua có chứa axit lactic dịu nhẹ giúp tẩy tế bào chết. Hàm lượng vitamin, khoáng chất trong sữa chua cũng góp phần nuôi dưỡng da môi mềm mại hơn.

Đắp mặt nạ môi bằng cánh hoa hồng và sữa chua
- Chọn cánh hoa hồng tươi, không héo, không dập.
- Lấy cánh hoa hồng tươi ngâm vào sữa chua từ 2-3 tiếng.
- Nghiền cánh hoa hồng trong sữa tươi để thu được hỗn hợp sệt.
- Thoa hỗn hợp cánh hoa hồng và sữa chua lên môi trong vòng 20 phút.
- Rửa sạch da môi bằng nước lạnh.
2.2 Trị khô môi bằng dầu dừa
Dầu dừa là đáp án hoàn hảo cho chị em đang băn khoăn môi xăm bị khô nên bôi gì? Có thể chị em sẽ ngạc nhiên khi biết rằng dầu dừa rất giàu vitamin E, khoáng chất. Đó là lý do dầu dừa là mỹ phẩm thiên nhiên dưỡng ẩm siêu hiệu quả.
- Chuẩn bị dầu dừa tinh khiết 100%.
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da môi bị khô, nứt.
- Lấy một lượng nhỏ dầu dừa thoa lên môi và để qua đêm.
- Duy trì 2-3 lần mỗi tuần chị em sẽ thấy rõ hiệu quả.
2.3 Trị khô môi bằng mật ong
Mật ong được ca tụng là thần dược chữa lành các vết thương nhỏ. Bởi mật ong có tính sát khuẩn và rất giàu dưỡng chất. Trong điều trị môi xăm bị khô, mật ong cũng được đông đảo chị em lựa chọn vì tính hiệu quả.

Mật ong nguyên chất – cứu tinh của da môi bị khô sau khi xăm
- Chuẩn bị mật ong tinh khiết 100%.
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng da môi bị khô, nứt.
- Lấy một lượng nhỏ mật ong thoa lên môi và để qua đêm.
- Duy trì 2-3 lần mỗi tuần chị em sẽ thấy môi không còn khô và lên màu tươi tắn.
2.4 Trị khô môi bằng dưa chuột
Với hàm lượng nước dồi dào cùng vitamin, khoáng chất, dưa leo giúp chị em dưỡng da môi, đẩy lùi khô môi nhanh chóng. Bờ môi nứt nẻ do phun xăm sẽ hoàn toàn biến mất, trả lại vẻ tươi thắm chỉ sau vài ngày với mẹo sau:
- Dưa chuột đem rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Cho dưa chuột vào tủ lạnh khoảng 30 phút.
- Cắt dưa chuột thành lát mỏng rồi lấy lát dưa thoa nhẹ nhàng lên môi.
- Để lát dưa chuột lên môi trong 5-7 phút và thư giãn.
- Rửa lại môi với nước sạch.
XEM THÊM:
=>> Nguyên nhân môi bị nứt nẻ quanh năm. Top 5 kem hiệu quả nhất khi trị trị nứt nẻ môi
3. Các sản phẩm trị môi xăm bị khô an toàn
Ngoài những loại dược liệu thiên nhiên trị môi khô do phun xăm thì chị em có thể tham khảo các loại dược mỹ phẩm. Lưu ý, bạn cần chọn mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, có xuất xứ rõ ràng để không bị kích ứng.
3.1 Son dưỡng môi
Đa số các loại son dưỡng môi hiện nay được sản xuất nhằm cấp và dưỡng ẩm da môi hiệu quả. Đây là giải pháp có hiệu quả nhanh chóng, rất dễ sử dụng. Thêm nữa, rất nhiều son dưỡng được thêm các vitamin, khoáng chất để môi lên màu tươi tắn.

Son dưỡng môi cung cấp độ ẩm cho môi xăm khô, nứt nẻ
Chị em nên ưu tiên chọn son dưỡng có thành phần thiên nhiên từ dầu hạnh nhân, dầu dừa, bơ, sáp ong. Bởi các tinh chất chiết xuất có khả năng cấp ẩm, cải thiện đàn hồi da môi rất tốt. Đồng thời, hàm lượng lớn vitamin E sẽ giúp da môi lên màu chuẩn, đẹp tự nhiên.
Ngoài ra, chị em nên quan tâm đến chỉ số chống nắng tối thiểu SPF 15 khi chọn son dưỡng. Da môi cũng cần được chống nắng như bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể.
3.2 Vaseline dưỡng môi
Muốn cấp ẩm nhanh chóng thì chị em có thể tham khảo Vaseline. Sản phẩm có cơ chế tạo màng khóa ẩm, qua đó ngăn chặn sự mất nước của da môi. Đồng thời, lớp màng này ngăn các tác nhân bụi bẩn, vi khuẩn gây hại cho da môi.
Điểm cộng của phương pháp dưỡng môi khô bằng vaseline chính là giá rẻ, lành tính với cả da môi nhạy cảm. Hơn nữa, sản phẩm được bán đại trà nên rất dễ để mua và sử dụng.
3.3 Kem dưỡng ẩm chuyên sâu Nipcare
Nipcare là thương hiệu đình đám mà các mẹ bỉm sữa đều biết đến với các sản phẩm chăm sóc da cho mẹ và bé từ thiên nhiên lành tính. Các chị em gặp tình trạng môi xăm bị khô nên tham khảo ngay sản phẩm kem dưỡng ẩm chuyên sâu Nipcare.

Dùng kem dưỡng ẩm chuyên sâu Nipcare cho môi sau xăm
Kem dưỡng ẩm chuyên sâu Nipcare chiết xuất 100% Lanolin tinh khiết nhập khẩu từ Úc đạt tiêu chuẩn Dược điển Mỹ. Có thể chị em còn chưa biết, Lanolin là chất sáp tự nhiên chiết xuất từ nang lông cừu. Lanolin có hiệu quả giữ nước, cấp ẩm, ngăn tác hại của tia UV, bụi bẩn,… Đặc biệt, Lanolin vô cùng lành tính, sử dụng được cho cả da môi nhạy cảm.
Sản phẩm mang lại hiệu quả dưỡng ẩm, trị dứt điểm môi xăm bị khô theo cơ chế:
- Làm đầy các vết nứt trên môi bị khô.
- Tạo lớp màng bảo vệ da môi, có tính bám dính cao, ngăn sự mất nước da.
- Chống oxy hóa, làm lành tổn thương làn da môi bị khô, nứt nẻ.
Với ưu điểm không hương liệu, không chất bảo quản, kem dưỡng ẩm chuyên sâu Nipcare phù hợp cho cả đối tượng có làn da nhạy cảm hoặc đang cho con bú. Vì có tính bám dính cao nên Nipcare khuyên chị em sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
4. Cách phòng tránh bị khô môi sau khi xăm
Môi xăm bị khô cũng là tình trạng phổ biến mà chị em nào cũng gặp phải. Để phòng tránh bị khô môi sau khi xăm thì chị em có thể áp dụng theo lời khuyên của chuyên gia như sau:
4.1 Dưỡng ẩm da môi thường xuyên
Sau quá trình xăm, da môi bị tổn thương sẽ mất đi lớp ẩm tự nhiên. Do đó, việc đầu tiên chị em cần quan tâm chính là dưỡng ẩm cho da môi. Các kỹ thuật viên spa sẽ kê đơn các sản phẩm dưỡng ẩm chuyên dụng. Môi sẽ khô và bong tróc trong vòng 3-4 ngày đầu. Lúc này, chị em hãy tuân thủ hướng dẫn dưỡng ẩm theo lời khuyên của nhân viên spa.
Song song với đó, chị em hoàn toàn có thể dưỡng ẩm thêm bằng các phương pháp mà Nipcare bật mí ở phía trên. Lưu ý, chị em không được dùng son dưỡng hóa học, son có màu,… có thể ảnh hưởng đến màu môi xăm.
4.2 Uống đủ nước cần thiết
Cơ thể không được cấp đủ nước cũng là nguyên nhân làm da môi khô. Sau khi xăm môi, chị em cần uống nhiều nước để môi có độ ẩm tự nhiên và phục hồi nhanh. Ngoài nước lọc, các loại nước ép trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi,… vừa kháng viêm, vừa giúp môi lên màu đẹp.

Nước ép trái cây giàu vitamin rất hợp với chị xem xăm môi
4.3 Che chắn môi khi ra ngoài trời
Nắng, bụi bẩn, khói,… đều là tác nhân khiến tình trạng môi xăm bị khô trở nên trầm trọng. Không những vậy, các tác nhân này còn dễ gây viêm, tăng hắc sắc tố gây sỉn màu da môi. Do đó, chị em nên che chắn môi khi ra ngoài trời để bảo vệ môi tốt nhất.
4.4 Chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín
Các chị em cần tìm hiểu và lựa chọn kỹ cơ sở thẩm mỹ uy tín để xăm môi:
- Cơ sở đó phải được cấp phép hoạt động bởi cơ quan thẩm quyền.
- Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, cập nhật kỹ thuật spa mới nhất.
- Hóa mỹ phẩm chất lượng, chính hãng, có giấy tờ nguồn gốc.
- Thiết bị cập nhật mới nhất, hạn chế xâm lấn và tổn thương.
Trên đây là tổng hợp của Nipcare về nguyên nhân và cách khắc phục môi xăm bị khô. Chị em có thể tham khảo để chăm sóc da môi tốt nhất sau khi xăm, nhanh chóng có một đôi môi tươi tắn, rạng ngời!
Tư vấn và mua hàng liên hệ ngay:
- Hotline: 0328 317 288
- Gian hàng shopee: www.shopee.vn/nipcare_vn
- Kênh tiktok: www.tiktok.com/@nipcarevietnam
- Fanpage: www.facebook.com/nipcare.vietnam
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ |