Có nên áp dụng mẹo dân gian điều trị nứt đầu ti không?

Share

Nứt đầu ti không chỉ gây khó khăn trong việc cho con bú mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bên cạnh những phương pháp chữa nứt đầu ti hiện đại, mẹ có thể tham khảo thêm một số các biện pháp dân gian. Tuy nhiên, có nên áp dụng mẹo dân gian điều trị nứt đầu ti hay không? Bài viết này nhãn hàng Nipcare sẽ cùng mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.

Nguyên nhân và triệu chứng của nứt đầu ti

Chăm sóc con nhỏ là một hành trình dài đầy vất vả và lo toan. Ở giai đoạn đầu đời cho con bú, bên cạnh nỗi lo làm sao để đủ sữa cho con, nhiều mẹ cũng rất khó chịu với tình trạng nứt đầu ti gây đau nhức và chảy máu. Để nhanh chóng cải thiện tình trạng này, mẹ cần tìm hiểu  một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân từ mẹ

  • Sử dụng không đúng cách máy hút sữa, lực hút quá mạnh hay quá yếu, thậm chí trong một số trường hợp máy gặp trục trặc khiến núm vú bị tổn thương. 
  • Tư thế cho bé bú: Khi cho bé ti, nếu mẹ bế bé không đúng tư thế, trẻ không ngậm đầy miệng dẫn đến tổn thương phần đầu ti. 
  • Mẹ nhiều sữa, căng sữa nhưng bé lại không bú hết.
  • Mẹ bị tắc tia sữa, tắc ống dẫn sữa hay tắc tuyến sữa.
  • Mẹ mắc nhiễm trùng núm vú hay vú. 
  • Mẹ mắc các bệnh ngoài da ở núm vú, có thể là viêm da, vảy nến. 

Có nhiều nguyên nhân gây nứt đầu ti

Nguyên nhân từ bé

Ngậm ti không đúng cách:

  • Khi bé không ngậm sâu đủ vào quầng vú, chỉ ngậm đầu ti, sẽ gây áp lực lớn lên đầu ti, dẫn đến nứt nẻ.
  • Bé ngậm không đúng cách làm cho mẹ phải điều chỉnh liên tục, gây tổn thương cho da đầu ti.

Bé có vấn đề về miệng:

  • Bé bị tưa miệng (nấm miệng) có thể lây nhiễm lên đầu ti mẹ.
  • Các vấn đề như dính lưỡi hoặc các dị tật bẩm sinh khác làm bé không thể ngậm ti đúng cách.

Bé cắn ti: Khi bé bắt đầu mọc răng, bé có thể cắn ti mẹ, gây tổn thương và nứt đầu ti.

Bé bú không hiệu quả: Bé không bú đều đặn hoặc bú yếu, làm cho mẹ phải điều chỉnh liên tục dẫn đến tổn thương đầu ti.

Tham khảo: 3 tiêu chí vàng chọn lựa sản phẩm nứt đầu ti cho mẹ

Mẹ có nên áp dụng chữa nứt đầu ti bằng mẹo dân gian không?

Áp dụng các mẹo dân gian để điều trị nứt đầu ti có thể mang lại hiệu quả cho một số mẹ, nhưng cũng có những hạn chế và rủi ro cần cân nhắc. Các biện pháp này chỉ nên áp dụng nếu nứt đầu ti mới xuất hiện và không quá nghiêm trọng, các mẹo dân gian có thể giúp làm dịu và giảm triệu chứng.

Ưu điểm của mẹo dân gian

  • Thành phần tự nhiên: Các phương pháp này thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên, ít khả năng gây kích ứng hoặc tác dụng phụ.
  • Dễ thực hiện: Nguyên liệu dễ tìm và thường có sẵn tại nhà.
  • Chi phí thấp: So với các sản phẩm điều trị thương mại, mẹo dân gian thường ít tốn kém hơn.

Một số mẹo dân gian thường được nhiều mẹ áp dụng như: 

Dùng sữa mẹ chữa nứt đầu ti

Dùng sữa mẹ để chữa nứt đầu ti là biện pháp được nhiều mẹ áp dụng. Bởi trong sữa mẹ có chứa các kháng thể tự nhiên giúp làm lành vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách làm rất đơn giản: 

  • Sau khi cho bé bú, vắt một ít sữa mẹ ra tay hoặc chén nhỏ.
  • Thoa sữa mẹ lên đầu ti, đặc biệt là các vết nứt.
  • Để sữa mẹ khô tự nhiên trên đầu ti.

Chú ý: không cần rửa sạch trước khi cho bé bú tiếp theo. Liên tục thực hiện trong vài ngày, mẹ sẽ thấy tình trạng nứt đầu ti được cải thiện. 

Dùng nước muối loãng

Nước muối loãng cũng là biện pháp được nhiều mẹ lựa chọn để điều trị nứt đầu ti. Dung dịch này có tính sát khuẩn và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. 

Hướng dẫn cách làm: 

  • Mẹ pha nửa thìa cà phê muối cùng nước ấm.
  • Ngâm đầu ti trong dung dịch nước muối loãng khoảng 2 phút.
  • Dùng khăn mềm sạch nhẹ nhàng lau khô vết thương.

Mẹ cần chú ý rằng không nên ngâm quá lâu vì có thể khiến da bị khô và vết thương càng trở nên sâu hơn. 

Nước muối loãng có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng nứt đầu ti

Chữa nứt đầu ti bằng mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn, giúp làm lành vết thương nên có khả năng giảm viêm và đau. Bên cạnh đó, mật ong còn chứa lượng kháng sinh tự nhiên giúp vết thương nhanh lành. 

Cách làm: 

  • Mẹ nên rửa tay sạch.
  • Thoa một lượng nhỏ mật ong lên đầu ti.
  • Để mật ong trên đầu ti trong vài phút.
  • Rửa sạch mật ong bằng nước ấm trước khi cho bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Lá trầu không chữa nứt đầu ti

Thêm một mẹo nhỏ chữa nứt đầu ti mẹ có thể áp dụng chính là sử dụng lá trầu không. Nguyên liệu này có đặc tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm và đau, nhờ vậy làm lành vết thương nhanh chóng. 

Cách làm:

  • Mẹ cần rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Hơ nóng lá trầu không (không quá nóng để tránh bỏng).
  • Mẹ đắp lá trầu không đã hơ nóng lên đầu ti.
  • Để lá trầu trên đầu ti trong vài phút, sau đó bỏ ra.

Lá trầu không có tác dụng cải thiện tình trạng nứt đầu ti

Chữa nứt đầu ti bằng túi trà

Trong túi trà có chứa thành phần tanin giúp giảm giảm viêm và làm dịu cơn đau, hỗ trợ quá trình lành vết thương. Nhờ vậy, giảm các triệu chứng của nứt đầu ti. 

Cách làm:

  • Mẹ ngâm túi trà trong nước ấm vài phút.
  • Để túi trà nguội đến nhiệt độ phòng.
  • Đặt túi trà lên đầu ti trong khoảng 10-15 phút.
  • Rửa sạch đầu ti bằng nước ấm trước khi cho bé bú.

Nếu mẹ có làn da nhạy cảm thì nên pha trà xanh với nước ấm hơn bình thường. Bên cạnh đó, trà xanh có thể gây kích ứng da ở một số mẹ nên mẹ có thể thử trước lên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng để điều trị nứt đầu ti. 

Kem trị nứt đầu ti Nipcare – giải pháp tuyệt vời cho mẹ bị nứt đầu ti

Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp dân gian, mẹ nên sử dụng thêm kem trị nứt đầu ti Nipcare. Với thành phần là 100% Lanolin tinh khiết, không chứa chất bảo quản, Nipcare là sự lựa chọn của rất nhiều mẹ bị nứt đầu ti. 

Nipcare được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng

Lanolin hay còn được gọi là sáp len hay mỡ len, là chất làm mềm dưới dạng dầu hoặc sáp, được tiết ra từ tuyến bã nhờn trên lông cừu. Thành phần này có tác dụng làm mềm da, dịu da, ngăn chặn tình trạng mất nước làn da, nhờ vậy làm giảm tình trạng nứt cổ gà của chị em sau sinh. 

Do có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên Nipcare rất an toàn với mẹ, không gây kích ứng, mẩn ngứa khi sử dụng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng tuýp kem bôi ngoài da 15 gam và 25 gam. Sau khi sử dụng, mẹ nên dùng thêm miếng lót thấm sữa để giúp giảm sự cọ sát giữa đầu ti với quần áo, giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu và đau đầu ti hơn. 

Nhờ khả năng điều trị nhanh, dứt điểm và an toàn cho mẹ cho trẻ bú đã giúp Nipcare được nhiều người tin tưởng và là sự lựa chọn hàng đầu của mẹ bỉm mắc tình trạng này. 

Nứt đầu ti là tình trạng thường gặp đối với các mẹ bỉm sữa. Nếu không kịp thời khắc phục có thể khiến mẹ cảm thấy đau đớn và còn ảnh hưởng đến khả năng cung cấp sữa cho bé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ nhanh chóng cải thiện tình trạng nứt đầu ti. Mẹ nên tham khảo thêm kem trị nứt đầu ti Nipcare để sớm đẩy lùi tình trạng này. 

Tư vấn và mua hàng liên hệ ngay:

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bộ sản phẩm Nipcare

Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare

(Đã có 11212 lượt mua hàng)
Giá: 95.000 VNĐ
Dùng cho nứt đầu ti, khô môi, nứt gót chân, chống hăm tã
Thả tim nào! 7899 Đã tim
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare

Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare

(Đã có 6811 lượt mua hàng)
Giá: 135.000 VNĐ
Xịt vệ sinh chống hăm công dụng 4 trong 1 đầu tiên tại Việt Nam
Thả tim nào! 1116 Đã tim

Bọt tắm gội dịu da Nipcare

(Đã có 6678 lượt mua hàng)
Giá: 125.000 VNĐ
Nâng niu làn da mỏng manh của bé
Thả tim nào! 5656 Đã tim

Đặt hàng online

  • Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
  • Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng

Mục đích sử dụng*

Sản PhẩmĐơn GiáSố LượngThành Tiền
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare 135.000 VNĐ
Mua ngay
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 95.000 VNĐ
Mua ngay
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g 150.000 VNĐ
Mua ngay
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare 251.000 VNĐ
Mua ngay
Bọt tắm gội dịu da Nipcare 125.000 VNĐ
Mua ngay
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g 55.000 VNĐ
Mua ngay
0
    0
    Your Cart
    Your cart is emptyReturn to Shop
      Calculate Shipping
      Apply Coupon