Có nên áp dụng mẹo dân gian để chữa hăm tã cho con không?
Mỗi khi bé bị hăm tã, mẹ luôn ưu tiên giải pháp dân gian. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp da bé bị dị ứng, phát ban,… Thậm chí, tình trạng da bị tổn thương nhiều hơn gây viêm. Vì vậy, mẹ cũng băn khoăn không biết có nên áp dụng mẹo dân gian để chữa hăm tã cho con không? Cùng Nicare giải mã câu hỏi này nhé!
1. 3 Dấu hiệu cảnh báo hăm tã xuất hiện
Hăm tã tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến cho bé ngứa ngáy, khó chịu, biếng ăn, ngủ không ngon giấc,…. Khiến mẹ phát cáu, không rõ bé đang gặp vấn đề gì về da liễu? Đồng thời, để hạn chế tình trạng bị nhiễm khuẩn từ ban đầu, mẹ cần phát hiện càng sớm càng tốt. Hãm tã xuất hiện, mẹ dễ dàng nhận thấy khi bé có 3 biểu hiện khác thường sau:
Vùng da ửng hồng ngứa rát
Da ẩm ướt cùng với tiếp xúc lâu với nước tiểu, phân,… Khiến vùng da ở mông, vùng kín càng dễ bị kích ứng, phát ban, ửng đỏ, căng da,… Đây là biểu hiện của giai đoạn đầu khi bị hăm tã xuất hiện.
Nếu các dấu hiệu này không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách sẽ khiến vùng da bị tổn thương sưng đỏ lan rộng hơn. Các hạt mụn cứng và to dần ra, vỡ,… Lúc này da nhạy cảm hơn, mất đi lớp bảo vệ dễ cho vi khuẩn, nấm, bụi bẩn xâm nhập. Làm cho là da đang bị hăm tã trở nên dần nặng hơn và rất khó để xử lý.
Bé quấy khóc nhiều hơn
Tiếng khóc là tiếng nói giúp bé biểu thị những lúc bé khó chịu, đói,… Chính vì vậy, khi bị hăm tã, bé sẽ quấy khóc rất nhiều so với bình thường. Đặc biệt, lúc mẹ thay bỉm, hay tắm cho bé. Ngoài ra, khi bị hăm tã, bé rất hay xoa tay hay cọ quậy ở vùng da tổn thương để giảm sự ngứa rát, khó chịu.
Bé sợ tắm, sợ đi vệ sinh, sợ thay bỉm
Khi bị hăm da, bé rất sợ đi tắm, vệ sinh hay thay bỉm vì lúc này sẽ tạo cảm giác đau, ngứa, rát da, khó chịu,… Khiến bé hình thành phản xạ không chịu hợp tác hay khóc ré lên,… Do đó, mẹ sẽ rất khó để vệ sinh cho bé dẫn đến tình trạng hăm da nặng hơn.
2. Có nên dùng mẹo dân gian để chữa hăm tã cho bé không?
Hăm tã, nỗi ám ảnh của không ít mẹ bỉm khi chào đón những thiên thần nhỏ bé của mình. Da bé mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi sự ẩm ướt, bí bách do tã bỉm gây ra. Thấy con khó chịu, chắc hẳn rất nhiều mẹ tìm nhiều cách để giảm nhẹ tình trạng đó. Và mẹo dân gian luôn được hầu hết mẹ bỉm lựa chọn.
Tuy nhiên, giải pháp dân gian chỉ phù hợp với tình trạng hăm tã nhẹ. Do các loại lá tắm, dầu dừa, lô hội,… chỉ có tác dụng hỗ trợ làm dịu nhẹ làn da đang bị nóng đỏ, rát do hăm gây tổn thương.
Ngoài ra, tình trạng hăm tã nặng sẽ khiến vùng da vốn nhạy cảm sẽ dần mỏng manh, non yếu hơn rất nhiều. Lúc này, càng dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây dị ứng bên ngoài. Khiến vùng da bị viêm, dễ nhiễm trùng, da phồng rộp, mụn chứa dịch kèm thêm mủ và gây ra lở loét trên da,… Vì vậy, khi mẹ thấy hăm tã ở bé nặng hơn cần dừng ngay mẹo dân gian. Đồng thời, đưa bé ngay đến cơ sở y tế gần nhất nhé!
3. 4 loại lá tắm chữa hăm tã cho bé tại nhà dễ thực hiện
Mẹo dân gian luôn là lựa chọn đầu tiên khi bé bị hăm tã của ông bà, bố mẹ. Tuy nhiên, sử dụng loại lá nào phù hợp, dễ tìm kiếm, dễ thực hiện, cũng khiến mẹ băn khoăn. Hiểu điều đó, Nipcare sẽ giới thiệu 4 loại lá trị hăm tã cho bé tại nhà an toàn, tiện lợi.
Dùng lá chè xanh cho bé bị hăm tã
Trà xanh là một loại cây có rất nhiều công năng như giải nhiệt, lợi tiểu, giảm mụn nhọt, tiêu viêm,… Và đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, lá trà xanh giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm da như hăm tã, chàm sữa, dị ứng,… Với các hoạt chất có trong lá chè xanh như Tanin, Polyphenol, Flavonoid,… có tác dụng hỗ trợ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, chống oxy hóa hiệu quả. Đồng thời, giúp làm sạch vùng da bị hăm của bé.
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- 4-5 lá trà xanh tươi
- 3 ml nước lọc
- 1g muối
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch và ngâm lá trà trong nước muối khoảng 3-5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lá.
- Bước 2: Mẹ cho lá đã rửa sạch vào cối giã nát cùng 0.5g muối, rồi cho thêm 3ml nước lọc vào tiếp tục giã nhuyễn.
- Bước 3: Sau đó, mẹ lấy khăn xô để lọc bã lá trà xanh ra. Mẹ nên lọc 2-3 lần để thu hết phần nước cốt.
- Bước 4: Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị tổn thương với nước ấm khoảng 38 độ C. Rồi mới lấy khăn khô thấm đẫm nước cốt đặc bôi lên phần da bị hăm của bé.
- Bước 5: Sau khi bôi xong khoảng 5 phút, mẹ lấy quần áo mặc cho bé nhé ạ!
Lưu ý:
- Mỗi ngày bôi chè xanh 2 lần, sau 3-5 ngày, mẹ sẽ thấy sự thay đổi tốt.
- Phần nước cốt mẹ chưa dùng, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi bôi cho bé, mẹ cần làm ấm lại nước cốt nha!
Dùng cây mã đề cho bé bị hăm tã
Theo Y học cổ truyền, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sạch da, kháng khuẩn,… và cải thiện hiệu quả tình trạng hăm tã của bé.
Nguyên liệu mẹ cần chuẩn bị:
- 100g cây mã đề
- 2g muối
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch và ngâm lá trà trong nước muối khoảng 3-5 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên lá.
- Bước 2: Mẹ cho lá đã rửa sạch vào cối giã nát cùng 1g muối, đến khi lá nhuyễn nát.
- Bước 3: Sau đó, mẹ lấy khăn xô để lọc bã cây mã đề, thu lấy nước cốt.
- Bước 4: Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị tổn thương với nước ấm khoảng 38 độ C. Rồi mới lấy khăn khô thấm đẫm nước cốt đặc bôi lên phần da bị hăm của bé.
- Bước 5: Sau khi bôi xong để da được khô thoáng trong vòng 3-5 phút, rồi mẹ lấy quần áo mặc cho bé nhé ạ!
Lưu ý:
- Mẹ có thể sử dụng phương pháp này 2 lần mỗi ngày, sau 5-10 ngày tình trạng hăm của bé được cải thiện tốt hơn.
Dùng lá trầu không cho bé bị hăm tã
Theo Y dược cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn,…Ngoài ra, trong lá trầu không chứa tinh dầu, hợp chất Phenolic… Có tác dụng làm lành nhanh các vết thương trên da, giảm ngứa rát và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Bởi vậy, tắm lá trầu không cho bé bị hăm tã là một giải pháp an toàn, lành tính, giảm nhẹ tình trạng hăm tã.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 4-5 lá trầu không tươi
- 2 lít nước
- 2g muối
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ cần rửa sạch lá trầu không với nước muối pha loãng sẽ loại bỏ bụi bẩn, côn trùng bám trên bề mặt lá. Tránh gây kích ứng da của bé.
- Bước 2: Sau đó, mẹ cho lá đã rửa sạch vào nồi nước và thêm 1g muối, đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội.
- Bước 3: Khi nước tắm nguội khoảng 36-38 độ C, mẹ vớt lá ra, rồi đổ nước ra chậu để bé tắm thôi nào!
- Bước 4: Sau 10 phút tắm, mẹ lấy khăn mềm lau khô và mặc quần áo cho bé nhé!
Lưu ý:
- Mẹ có thể tắm cho bé nước lá trầu không mỗi ngày, ít nhất 4-5 ngày để đạt hiệu quả tốt.
- Mẹ chú ý kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé tắm, vì để tránh tình trạng ngứa ngáy, khô rát,…
Dùng lá cây cỏ sữa cho bé bị hăm tã
Cỏ sữa là một loại cây thảo, có lá nhỏ, mọc bò ở sát đất, thường mọc hoang ở trong vườn nhà, ven đường,… Cây cỏ sữa có tính hàn, vị nhạt, hơi chua có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, kháng khuẩn,.. đặc biệt hiệu quả trong quá trình chăm sóc vùng da bị hăm của bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 4-5 cây cỏ sữa
- 2 lít nước
- 2g muối
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch và ngâm cây cỏ sữa với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, các con côn trùng bám trên lá tránh gây kích ứng da của bé.
- Bước 2: Sau đó, mẹ cho lá đã rửa sạch vào nồi nước và thêm 1g muối, đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp, để nguội.
- Bước 3: Khi nước tắm nguội khoảng 36-38 độ C, mẹ vớt lá ra, rồi đổ nước ra chậu để bé tắm thôi nào!
- Mẹ chú ý: Khi tắm cho bé, mẹ chỉ nên lau nhẹ lên phần da bị tổn thương, tránh bị có sát gây xước da vỡ mụn nước,…
- Bước 4: Sau 10 phút tắm, mẹ lấy khăn mềm lau khô và mặc quần áo cho bé nhé!
-
Lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian cho bé bị hăm tã
Dù lá tự nhiên an toàn với bé sơ sinh nhưng với làn da mỏng manh, rất dễ bị kích ứng gây mẫn cảm nếu mẹ áp dụng không đúng cách. Vì thế, hãy cùng Nipcare điểm lại một số lưu ý khi sử dụng các loại lá trị hăm cho bé, mẹ nhé!
- Mẹ nên cho bé sử dụng ngay sau khi đun xong thì hiệu quả đạt tốt nhất.
- Thường xuyên quan sát làn da của bé. Vì có thể trong lá cây có thành phần gây dị ứng cho bé dẫn đến tình trạng hăm nặng hơn. Mẹ nên để ý phát hiện hăm tã sớm để chăm sóc đúng cách, phù hợp với tình trạng da bé.
- Phương pháp sử dụng các loại lá không phù hợp với tình trạng hăm tã nặng. Bởi vì, khi tình trạng hăm của bé có xuất hiện nhiều các hạt mụn nước bị vỡ sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, gây lây lan ra các vùng khác. Lúc này, mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn nhé ạ!
Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ giải mã câu hỏi: “Có nên áp dụng mẹo dân gian để chữa hăm tã cho con không?”. Cũng như chia sẻ chi tiết 4 loại lá trị hăm tã cho bé được nhiều bà mẹ áp dụng. Mẹ đừng ngại gọi HOTLINE: 1800 2082 (miễn cước) nếu còn đang băn khoăn, lo lắng nhé. Vì những dược sĩ chuyên môn của Nipcare luôn sẵn lòng giải đáp, chia sẻ với mẹ.
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ |