Hăm tã ở bé – Mẹ đừng chủ quan
Hăm tã là tình trạng kích ứng da chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, ảnh hưởng đến khoảng 35% trẻ em dưới 2 tuổi. Hầu hết trẻ em đều mắc tình trạng này ít nhất 1 lần trước khi được tập đi vệ sinh. Vì vậy, Mẹ tuyệt đối đừng chủ quan bỏ qua nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết hăm tã để biết cách phòng tránh và xử trí kịp thời.
Hăm tã – Nguyên nhân do đâu?
Hăm xuất hiện ở các vùng như mông, đùi hoặc bẹn khiến bé đau rát và khó chịu. Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này như:
- Nước tiểu hoặc phân tiếp xúc với da trẻ trong thời gian dài
- Dị ứng: Da trẻ bị dị ứng với chất liệu và hương liệu làm tã, giấy ướt dùng để lau và vệ sinh cho bé hoặc sữa tắm rửa, bột giặt.
- Để tã ướt hoặc bẩn quá lâu: Da có thể bị phát ban nếu để tã ướt hoặc bẩn quá lâu. Trẻ sơ sinh bị hăm tã nhiều hơn nếu đi tiêu nhiều hoặc tiêu chảy.
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm: Nấm và các vi trùng ký sinh trên da bé, mặc dù không gây hại nhưng khi gặp điều kiện thích hợp (môi trường ẩm ướt do nước tiểu hoặc phân của trẻ hoặc mẹ mặc tã khi chưa lau khô vùng bẹn) sẽ thúc đẩy chúng phát triển nhanh hơn. Khiến làn da của trẻ bị ửng đỏ, xuất hiện các nốt mụn nhỏ gây ngứa, rát vô cùng khó chịu.
- Chà xát hoặc cọ xát: Sử dụng tã không phù hợp/chật/chất liệu tã khô ráp khiến phần tã tiếp xúc và cọ xát với da nhạy cảm của bé gây khó chịu.
- Tã không thấm hút tốt, quần không đảm bảo thông thoáng: khiến làn da của bé luôn ẩm nên rất dễ bị hăm tã.
Nhận biết bé bị hăm
Hăm tã ở trẻ mẹ rất dễ dàng có thể nhận biết
Để trị hăm cho bé đúng cách, bố mẹ cần biết chính xác tình trạng hiện tại của con. Một số dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã vô cùng đơn giản như:
- Bé quấy khóc, khó chịu và ngủ không sâu giấc.
- Phần da vùng mông, đùi hoặc bẹn của con bị ửng đỏ, nổi các vết mụn nhỏ.
- Trường hợp nặng da xuất hiện vùng dát đỏ rộng, kèm mụn mủ, mụn nước và có thể trợt loét trên da.
- Khi tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân bé thường xuyên giật mình và đôi lúc sẽ khóc thét lên vì cảm thấy đau.
Cần làm gì khi bé bị hăm tã?
Ba mẹ cần chú trọng việc chăm sóc làn da trong quá trình điều trị hăm cho bé. Để tình trạng này cải thiện và giúp con phục hồi nhanh chóng hơn. Một vài lưu ý khi chăm sóc da bé, ba mẹ cần quan tâm:
- Sau khi tắm hoặc vệ sinh cho con, cần phải lau khô bằng khăn mềm rồi mới quấn tã. Tuyệt đối không mặc tã cho con khi người còn ướt.
- Chú ý thay tã thường xuyên cho con, không để con mang tã cũ quá lâu.
- Luôn để làn da của con khô ráo và thông thoáng. Không sử dụng các loại bột, phấn rôm để thoa cho con sẽ khiến tình trạng kích ứng nặng hơn.
- Mẹ cần phải thật nhẹ nhàng khi vệ sinh cho con để không làm con bị đau, đồng thời tránh làm xuất hiện các vết trầy xước mới.
- Hạn chế sử dụng khăn ướt, các loại chứa hương liệu và cồn để tránh kích ứng và làm khô da của con.
- Nên để mông bé được tiếp xúc với không khí khô thoáng nhiều giờ trong ngày. Như vậy, bé cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, các vết hăm cũng sẽ nhanh phục hồi hơn.
- Kiểm tra tã bỉm của con thường xuyên để thay khi cần thiết.
Xịt vệ sinh chống hăm tã Nipcare – Giải pháp của mẹ, an toàn cho bé
Xịt chống hăm Nipcare chống hăm không cần xoa tay lần đầu tiên
Ưu điểm của xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Ứng dụng công nghệ xịt B.O.V tiên tiến bậc nhất
+ Xịt 360 độ, xịt mọi tư thế, vị trí.
+ Thể chất lỏng, không nhờn rít, không cản trở tính thấm hút 1 chiều của bỉm.
+ Xịt liên tục, không cần tay xoa, tránh nhiễm khuẩn chéo giữa các vùng da nhiễm khuẩn và tay.
+ Xịt vệ sinh tiết kiệm thời gian, không cần rửa lại bằng nước.
Tác dụng 4 trong 1
+ Phòng ngừa: Tăng cường sức đề kháng làn da, phòng ngừa hăm tã.
+ Điều trị: Giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, rát do hăm bỉm.
+ Dưỡng da: Cấp ẩm, duy trì độ ẩm tự nhiên của da.
+ Bảo vệ: Bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hăm tã.
Đạt tiêu chuẩn 3K (3 không)
+ Không cồn
+ Không hương liệu
+ Không Paraben
Cách dùng
Xịt chống hăm Nipcare chống hăm không cần xoa tay lần đầu tiên
Xịt vệ sinh, chống hăm Nipcare có thể dùng vệ sinh khi thay tã bỉm, thay cho nước rửa ban đêm, vệ sinh chăm sóc bệnh nhân nằm viện lâu ngày. Giúp dự phòng và điều trị hăm tã, phục hồi tổn thương trên da hiệu quả.
Trẻ bị hăm tã, mặc bỉm thường xuyên
Sử dụng mỗi lần thay tã bỉm
B1: Lau sạch nước tiểu, phân
B2: Để chai xịt cách da bé khoảng 15-20cm, xịt 1 lớp mỏng trực tiếp lên da. Không cần tay xoa.
Bước 3: Không cần rửa lại với nước, mặc tã bỉm khô và sạch.
Lưu ý: Xịt lại khi mỗi lần thay tã bỉm để ngăn ngừa trẻ bị hăm tã.
Sử dụng trong các trường hợp như: ban đêm bé đang ngủ, hoặc các tình huống trời lạnh, đi ra ngoài không có nước sạch như đi du lịch, picnic, …
Để chai xịt cách da bé khoảng 15-25cm, xịt 1 lớp dày trực tiếp lên da, rồi dùng khăn hoặc giấy lau hoặc thấm lại. Không cần rửa lại bằng nước
Với bệnh nhân nằm lâu ngày
Vệ sinh, lau sạch, khô nước tiểu và phân, xịt phủ vùng tiếp xúc với nước tiểu sau mỗi lần thay bỉm để ngừa hăm tã, viêm da tiếp xúc.
Hăm tã không chỉ khiến bé đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh ba mẹ có thể giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của con, để con luôn vui vẻ và khỏe mạnh mỗi ngày.
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ |