Mách mẹ cách phân biệt bé bị rôm sảy hay chàm sữa
Thời tiết ngày càng nóng bức, nhiệt độ tăng vọt,…Đây là cơ hội để các bệnh da liễu bùng nổ trên làn da bé. Ngoài ra còn rất nhiều lý do khiến da bé bị rôm sảy hay chàm sữa,… Tuy nhiên một điều quan trọng, mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa rôm sảy và chàm sữa. Điều này sẽ giúp mẹ nhanh chóng lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng của bé.
Hãy cùng Nipcare phân biệt chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử trí giữa rôm sảy và chàm sữa nhé!

Mách mẹ cách phân biệt bé bị rôm sảy hay chàm sữa dễ dàng, dễ hiểu.
1. Bé bị rôm sảy như thế nào?
Cứ hè đến, rôm sảy lại “nổi loạn” trên làn da non yếu của bé. Mẹ cực kỳ lo lắng, khổ sở phải “dẹp loạn” chúng và bảo vệ da bé luôn khỏe mạnh. Vì vậy, hãy cùng Nipcare lý giải hết tất cả khi bé bị rôm sảy, mẹ nhé!
Vì sao rôm sảy xuất hiện trên da bé?
Nguyên nhân bé bị rôm sảy được cho rằng: “ Do tuyến mồ hôi của bé sơ sinh chưa được phát triển hoàn chỉnh. Nên khi mồ hôi toát ra quá nhiều, không kịp thoát ra bên ngoài gây ra tắc nghẽn, ứ đọng. Dẫn đến rôm sảy xuất hiện trên da bé, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm”
Bởi ống dẫn mồ hôi và lỗ chân lông bị bít tắc, mồ hôi sẽ bị ứ lại bên trong. Lúc này, cơ thể sẽ tự kích hoạt cơ chế miễn dịch, khiến phát ban, nóng rát, ngứa,… xuất hiện. Vì vậy, nếu được phát hiện sớm và có cách xử trí hợp lý rôm sảy sẽ tự hết.
Ngoài ra, bé sơ sinh bị rôm sảy còn do những lý do:
- Mẹ quấn khăn, mặc quần áo, bỉm,… quá nhiều và dày cho bé
- Mồ hôi chưa được lau khô thường xuyên. Đặc biệt mỗi khi bé vận động hay nằm quá lâu trên giường.
- Chất liệu vải của quần áo nóng, len tổng hợp, nilon, khả năng thấm hút kém
Bé sơ sinh bị rôm sảy có dấu hiệu:
Với những lý do trên, mẹ có thể dễ dàng nhận biết mỗi khi bé bị rôm sảy, cụ thể:
- Da bé có cảm giác châm chích, nóng, ửng đỏ, ngứa ngáy
- Diện tích da sần sùi kèm với mụn nước
- Sưng, nóng, đỏ, đau: biểu hiện đặc trưng của viêm
- Bé quấy khóc, bỏ ăn, khó chịu,…
- Tay bé luôn xoa, gãi lên vùng da bị tổn thương gây xước, bong tróc. Cuối cùng dễ gây viêm, nhiễm trùng, tình trạng rôm sảy dần nặng hơn.

Với mỗi màu da, rôm sảy xuất hiện giống nhau nhưng biểu hiện hơi khác nhau một chút.
Cách điều trị rôm sảy khi bé có dấu hiệu
Rôm sảy dễ xuất hiện nhưng cũng rất rất dễ “say bye” khi thời tiết dần trở nên mát mẻ. Tuy nhiên, để giảm nhẹ dịu da bé nhanh, mẹ có thể áp dụng các cách sau:
- Hạn chế cho bé xuất hiện ở những nơi quá đông người, không có chút gió mát, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng… Vì hàng rào bảo vệ bên ngoài của bé chưa thể hoạt động “trơn tru” nhưng người lớn. Đồng thời mô hôi chảy ra sẽ giúp cơ thể điều hòa, nên khi ở những nơi kín mít, bí bách khiến mồ hôi ra nhiều gây ra rôm sảy.
- Hãy chọn tã/ bỉm, quần áo có chất liệu thấm hút nhanh, vải mỏng, cotton…
- Thường xuyên tắm, luôn để da bé sạch, thoáng mát. Đặc biệt, mẹ nên lựa chọn nước tắm, sữa tắm có nguyên liệu từ thảo dược, phù hợp với độ pH da của bé. Mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại lá như khế, trầu không, cam thảo,…
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá tắm cho bé bị rôm sảy, mẹ vẫn băn khoăn về chất lượng lá. Và phải đun nấu cực kỳ lỉnh kỉnh, mất nhiều thời gian. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng vì đá có bọt tắm gội Nipcare giúp mẹ giải quyết mọi thứ.

Bọt tắm gội Nipcare kết hợp giữa dược liệu dân gian và công thức kháng khuẩn Star+.
Sản phẩm là sự kết hợp giữa lá khế, lá trầu không với Glycerin, Dexpanthenol, kẽm gluconat, acid Lactic. Chúng được tổng hợp mang lại tác dụng nổi bật: dịu nhẹ, kháng khuẩn, dưỡng ẩm, cân bằng pH cho da. Đồng thời, bọt tắm Nipcare còn hỗ trợ phòng và cải thiện rôm sảy, chàm, hăm sữa,…Đặc biệt, chỉ 1 nhấn bọt được tạo ra rất nhẹ mịn, dễ rửa sạch không gây nhờn rít.
- Với bé bị rôm sảy có biểu hiện nặng, bị viêm nhiễm, mẹ cần phải đưa bé đi khám ngay. Không được tự ý bôi thuốc chứa Corticoid khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu mẹ bôi thuốc có Corticoid cho bé sẽ có thể khiến da bị teo, giãn tĩnh mạch, phù,…
- Bổ sung dinh dưỡng, nước, vitamin C,… Hỗ trợ tăng sức đề kháng, bảo vệ da khỏe mạnh.
2. Bé bị chàm sữa như thế nào?
Không giống như rôm sảy, chàm sữa là một tình trạng của da mãn tính. Thông thường, chàm sữa khá phổ biến với các bé dưới 2 tuổi. Và chúng có thể tự “biến mất” hoặc có thể quay lại sớm nếu không chăm sóc đúng cách.
Vì sao chàm sữa xuất hiện trên da bé?
Cách chàm sữa xuất hiện trái ngược với rôm sảy, đó chính là khi thời tiết hanh khô, lạnh. Vì bản chất làn da của bé đã vốn mỏng manh, dễ bị mất nước nên da khô hơn so với người lớn. Mà hệ miễn dịch của bé sơ sinh vốn dĩ đã rất yếu, dễ bị tác động bởi vi khuẩn, chất lạ trong xà phòng, bột giặt,… Đồng thời, mùa đông, da bé càng dễ bị nứt nẻ, mất nước vì tính chất khô hanh. Dẫn đến, chàm sữa dễ dàng xuất hiện trên da bé.
Ngoài ra, chàm sữa cũng có thể do yếu tố di truyền. Trong gia đình có ba mẹ hay người thân có tiền sử mắc các bệnh về dị ứng, hen suyễn, chàm,… thì nguy cơ bé bị chàm sữa rất cao.
Bé sơ sinh bị chàm sữa có dấu hiệu:
Khi chàm sữa đua nhau “biểu tình” lên da bé, chúng có các dấu hiệu đặc trưng sau, mẹ dễ dàng thấy:

Biểu hiện rõ ràng khi chàm sữa xuất hiện trên da bé.
- Da khô, ngứa, nứt nẻ, thậm chí tứa máu, viêm
- Phát ban, sưng tấy đỏ
- Sưng nhỏ, rỉ nước, tróc vảy
- Da có biểu hiện dày hơn bình thường
- Bé hay gãi vì chàm sữa mang lại cảm giác ngứa
- Trên da không chỉ xuất hiện mảng da màu đỏ hồng mà có thể xuất hiện, màu nâu hoặc đen.
Thông thường, chàm sữa xuất hiện với các bé dưới 5 tuổi và có thể tái lại khi trưởng thành.
Cách điều trị chàm sữa khi bé có dấu hiệu
Tuy chàm sữa cũng có thể tự hết nhưng không được điều trị kịp thời vùng da tổn thương có thể bị lan rộng. Đặc biệt, có thể bị lại rất nhiều lần đến khi lớn lên. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo các cách cải thiện khi bé bị chàm sữa:
- Thuốc bôi ngoài da sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát tình trạng sưng đỏ, nóng rát, ngứa … Tuy nhiên, các loại thuốc có Kháng sinh, Corticoid mẹ cần có chỉ định của Bác sĩ. Không được tự ý sử dụng vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ: mỏng da, teo da,…
- Sử dụng các thuốc chống dị ứng khi tình trạng chàm sữa dần nặng hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ làn da nhạy cảm của bé, giữ độ mềm mịn, thoáng khi, khô ráo… Tuy nhiên, mẹ nên chọn các loại nước tắm/ sữa tắm thảo dược dịu da, giảm ngứa rát, nóng đỏ,….
- Sử dụng kem dưỡng ẩm để cân bằng và duy trì độ ẩm phù hợp với da bé.

Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên hỗ trợ cân bằng và duy trì độ ẩm giữa da bé mềm mịn.
3. Bé bị rôm sảy hay chàm sữa, mẹ có thể phân biệt?
Rôm sảy hay chàm sữa cũng rất khó để mẹ phân biệt. Vì vậy, Nipcare sẽ giúp mẹ hiểu rõ ràng, cụ thể, chi tiết hơn sự khác biệt khi bé bị rôm sảy hoặc chàm sữa:
Tiêu chí đánh giá | Rôm sảy | Chàm sữa |
Đối tượng | Gặp nhiều ở các bé từ dưới 2 tuổi. Đặc biệt nhiều nhất là khi bé được 1 tuần tuổi. | Thượng gặp ở các bé dưới 5 tuổi và có thể bị tái phát khi trưởng thành. |
Nguyên nhân | Thời tiết ẩm ướt, nắng nóng tăng cao | Thời tiết khô hanh, lạnh
Có thể do yếu tố di truyền |
Dấu hiệu đặc trưng | Trên nền da ửng đỏ có kèm theo các hạt mụn nước
Sưng nhẹ, nhỏ, tụ lại với nhau hình thành mảng da sần sùi, “gai ngứa” Cảm giác bị châm chích, ngứa, nóng rát đặc biệt vùng da bị tổn thương tiếp xúc với nhiệt độ cao và mồ hôi. Bệnh có thể tự khỏi sau khi trời mát mẻ |
Da khô căng, đỏ kèm theo vảy
Da nứt nẻ, dễ chảy máu Có thể phát triển thành viêm loét Gây cảm giác ngứa dữ dội khiến bé ngủ không được ngon, giật mình làm gián đoạn giấc ngủ. Cảm giác ngứa dài, không muốn dứt Chàm sữa ở bé sơ sinh có thể tự hết nhưng cũng có thể bị tái phát khi trưởng thành. |
Vị trí | Ở các vị trí có nhiều nếp, hay bị cọ xát với quần áo: cổ, lưng,… | Dễ bắt gặp ở 2 bên má của bé và có thể ở khắp cơ thể |
Phân loại | Rôm sảy ở bé có 3 loại:
|
Theo Hiệp hội Eczema Quốc gia, sáu loại bệnh chàm khác bao gồm:
|
Cách phòng ngừa | Mẹ đặc biệt chú ý luôn giữ mát, sạch, khô thoáng cho da bé như:
|
Mẹ chú ý chế độ ăn uống, nuôi dưỡng và chăm sóc da đặc biệt là dưỡng ẩm:
|
Nguyên tắc xử trí | Luôn tạo không gian thoáng mát, dễ chịu, tránh mồ hôi ra quá nhiều | Sử dụng thuốc có sự chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ chuyên môn. Đồng thời, thay đổi lối sống hàng ngày, cải thiện chế độ ăn phù hợp với bé yêu. |
Nên đưa đến Bác Sĩ khi: | Khi mẹ thấy bé có biểu hiện:
|
Khi mẹ thấy bé có biểu hiện:
|
Như vậy, Nipcare đã cũng mẹ khám phá hết những sự khác nhau giữa bé bị rôm sảy hoặc chàm sữa. Vì vậy, mẹ ơi, hãy nhanh tay lưu lại các dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa, cách xử trí,… ngay thôi nào. Bởi khi nắm chắc những thông tin trên, mẹ sẽ dễ dàng phân biệt hơn cũng như có cách xử trí phù hợp. Mẹ còn băn khoăn, hãy gọi ngay tổng đài miễn cước: 0328 317 288 để được tư vấn và giải đáp nha!
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ |