Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không? 5 mẹo dân gian trị mụn sữa cực kì hiệu quả
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý ngoài da lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian, không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn có tâm lý lo lắng khi da con xuất hiện các nốt mụn nhỏ. Bài viết sau đây, Nipcare sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ về tình trạng mụn sữa và gợi ý một vài mẹo giúp đẩy lùi mụn sữa trên da bé.
Nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị mụn sữa
Mụn sữa là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê, có đến khoảng 40-50% em bé sơ sinh bị mụn sữa. Mụn sữa là kết quả của chất keratin (protein) bị giữ lại trên da, những nốt mụn thường có màu trắng hoặc vàng ngọc trai mọc trên bề mặt da.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn sữa chưa được xác định chính xác, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mụn sữa xuất hiện do các yếu tố sau:
- Hormon cơ thể mẹ: các hormon trong nhau thai mẹ có thể ảnh hưởng đến hoạt động tuyến bã nhờn của bé, khi bị tiết nhiều chất nhờn thì da bé sẽ bị bít tắc gây mụn
- Đạm trong sữa: đạm albumin trong sữa có thể khiến cơ thể bé bị kích ứng, dễ gây nổi mụn
- Tác dụng phụ của thuốc: trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu dùng các loại thuốc cũng là nguyên nhân khiến bé tăng nguy cơ bị mụn hơn.
Nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của mụn sữa
Để mẹ tránh nhầm lẫn giữa mụn sữa với các bệnh da liễu khác thì mẹ cần nắm rõ một số dấu hiệu nhận biết sau đây:
Triệu chứng:
- Trên da bé xuất hiện các hạt mụn nhỏ, mụn thịt màu trắng hoặc vàng, xung quanh vùng da mụn có màu ửng đỏ
- Đường kính các nốt từ 1-3mm, kích thước nhỏ, như các chấm li ti
- Các nốt mụn xuất hiện riêng lẻ hoặc từng đám
- Mụn sữa dễ vỡ, để lại đốm có vảy
- Các nốt mụn không gây đau, ngứa, khó chịu
- Mụn nổi rõ hơn khi bé quấy khóc, cơ thể bị nóng, da bị dính sữa hoặc nước bọt
Vị trí:
Mụn sữa chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt: mũi, má,…Ở một số bé khác còn xuất hiện ở tay chân, ngực, trán, lưng, cổ.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự hết không?
Mụn sữa thường tự hết mà không cần điều trị vì là mụn lành tính. Trung bình các nốt mụn sẽ tồn tại khoảng vài tuần hoặc vài tháng trên da bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không đỡ, tiếp tục kéo dài kèm theo phát ban, mụn có mủ, mụn đầu đen, bé quấy khóc vì đau thì mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
5 mẹo dân gian trị mụn sữa cực kì hiệu quả
Mụn sữa là tình trạng thường gặp ở nhiều bé sơ sinh nên từ xa xưa ông bà đã đúc kết ra những mẹo dân gian giúp điều trị mụn sữa cực kì hiệu quả bằng những nguyên liệu đơn giản, mẹ dễ dàng thực hiện tại nhà cho con.
Tắm cho bé bằng nước lá khế
Trong lá khế chứa hoạt chất alcaloid có công dụng kháng viêm hiệu quả, giúp điều trị mụn sữa, rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh. Không chỉ vậy, các hoạt chất trong lá khế còn cạnh tranh với histamin nên giúp giảm ngứa da bé nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ lấy khoảng 3 nắm lá khế, đem ngâm nước muối 30 phút để làm sạch
Bước 2: Đun sôi 1 lít nước sôi, vò nát lá khế cho vào nồi nước đun sôi, đun thêm 2 phút
Bước 3: Thêm 1 lít nước nguội vào pha với phần nước lá khế vừa đun
Bước 4: Kiểm tra nhiệt độ nước lá khế sao cho nước ấm khoảng 40 độ, dùng khăn thấm nước và lau người cho con.
Tắm cho bé bằng nước hạt kê
Nếu quanh nhà không có hạt kê thì mẹ có thể đặt mua loại hạt này trên các trang thương mại điện tử cho con. Hạt kê từ lâu được dân gian truyền lại và được nhiều mẹ áp dụng vì tính an toàn và hiệu quả tốt trên da bé. Các hoạt chất và vitamin chứa trong hạt kê như B1, A, E,…lành tính, giúp hạn chế sự xuất hiện của mụn sữa cũng như tăng đề kháng cho con.
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 250 gam hạt kê, loại bỏ các hạt bị sâu, bị mốc, đem rang trên chảo với lửa nhỏ đến khi hạt chuyển sang màu nâu thì tắt bếp, để nguội
Bước 2: Đun sôi 1,5 lít nước, đổ phần hạt kê đã rang vào ngâm trong nước sôi khoảng 15 phút
Bước 3: Lọc bã hạt kê bỏ đi, kiểm tra phần nước hạt kê xem nguội tầm 40 độ thì lấy khăn thấm nước và tắm cho bé. Nếu nước còn nóng thì mẹ có thể pha thêm nước nguội để đạt độ ấm phù hợp cho con
Tắm cho bé bằng lá sài đất
Sài đất là một cây thuốc nam có nhiều ứng dụng trong điều trị các bệnh. Thành phần chứa flavonoid cùng saponin, giúp kháng viêm, làm dịu các vết mụn, mẩn ngứa hiệu quả.
Cách thực hiện:
Bước 1: Lấy 2 nắm nhỏ lá sài đất, rửa sạch
Bước 2: Đun sôi nước và thả lá sài đất vào đun trong khoảng 2 phút thì tắt bếp. Mẹ có thể đợi nước nguội rồi tắm cho bé hoặc pha thêm nước lạnh rồi tắm cho bé luôn
Ngoài cách làm trên, mẹ có thể nghiền hoặc xay nhỏ lá sài đất, thu được phần nước ép rồi chấm phần nước lá lên các vết mụn. Mỗi ngày mẹ làm khoảng 2 lần cho con để thấy hiệu quả rõ rệt
Tắm cho bé bằng lá riềng
Lá riềng không chỉ là một loại cây dùng làm gia vị trong các món ăn mà nó còn là một cây thuốc chữa bệnh ngoài da hiệu quả. Thành phần của lá riềng chứa hoạt chất gingerols, polysaccharid, vitamin C…có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, tăng miễn dịch, giảm mụn nhanh chóng.
Cách thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá riềng, khoảng 15-20 lá, mẹ đem ngâm nước muối cho sạch
Bước 2: Đun sôi 2 lít nước và cho lá riềng vào đun 1 phút
Bước 3: Đợi nước nguội đến 35-38 độ thì mẹ lấy khăn thấm nước riềng và tắm cho con
Nhìn chung, các mẹo điều trị mụn sữa bằng cách tắm các loại lá trên được đánh giá là hiệu quả, nhất là đối với loại mụn sữa giai đoạn đầu. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn và sơ chế lá đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bé. Còn đối với mụn sữa khi trở nặng, xuất hiện tình trạng lở loét, mẹ cần đưa con đến thăm khám tại cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh biến chứng nặng.
Lưu ý khi chăm sóc da bé bị mụn sữa
Tuy mụn sữa là tình trạng lành tính, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan và nên trang bị kiến thức chăm sóc da con đúng cách.
- Tránh cho bé tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Tạm thời sử dụng kem/thuốc mỡ bôi mặt dạng đặc.
- Tránh sử dụng thuốc chứa corticoid cho con trong thời gian dài hơn so với chỉ định của bác sĩ.
- Mẹ tuyệt đối không dùng xà phòng, sữa tắm vì có thể gây kích ứng da con và có thể khiến tình trạng mụn sữa trầm trọng hơn, gây biến chứng khó điều trị.
- Mẹ không dùng khăn chà xát mạnh lên da con, việc chà sát với lực mạnh sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn, có thể vỡ và loét gây nhiễm khuẩn. Mẹ nên dùng khăn mềm, lau nhẹ theo chiều kim đồng hồ, để thấm khô nước trên da con.
- Mẹ không nặn mụn hay xoa tay vào các nốt mụn, việc nặn mụn sẽ khiến vết mụn vỡ, loét hơn khiến tình trạng của con nặng hơn. Chưa kể tay mẹ không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến vùng da của con nhiễm khuẩn.
- Rửa tay sạch sẽ bằng nước sát khuẩn khi tiếp xúc bé: Bàn tay con người là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn nguy hiểm nhất vì phải tiếp xúc với nhiều vật dụng khác nhau mỗi ngày. Chính vì vậy, nếu bạn chăm sóc cho bé bị mụn sữa hãy cẩn thận vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đụng vào bé. Như vậy mới đảm bảo da bé luôn được an toàn, không có sự sinh sôi, nảy nở thêm của vi khuẩn.
Tình trạng mụn sữa của con có cải thiện hay không phụ thuộc rất lớn vào sự chăm sóc của mẹ. Vì vậy mẹ cần lưu ý khi điều trị mụn sữa cho con, không nên tự ý dùng thuốc bôi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Mong rằng với sự chăm sóc của các mẹ thì da con sẽ nhanh cải thiện trở lại. Nếu còn bất kì điều trị thắc mắc, mẹ hãy liên hệ qua HOTLINE (miễn phí): 1800 2082 để các dược sĩ chuyên môn của Nipcare giải đáp và tư vấn nhé!
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ |