Nứt đầu ti, chảy máu mẹ phải làm sao?
Nứt đầu ti là tình trạng phổ biến mà nhiều mẹ sau sinh, gây ra không ít đau đớn và khó chịu. Đây là tình trạng không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Vậy mẹ phải làm sao khi gặp tình trạng này? Hãy cùng Nipcare tìm hiểu những thông tin quan trọng về nứt đầu ti trong bài viết sau đây.
Nứt đầu ti là gì?
Nứt đầu ti hay còn được gọi là nứt cổ gà là tình trạng mà chân núm vú bị nứt, đỏ tấy và gây đau đớn cho mẹ mỗi lần cho con bú. Vết nứt có thể xuất hiện dưới dạng các vết cắt nhỏ trên đầu ti hoặc thậm chí kéo dài đến gốc của đầu ti. Trong một số trường hợp, nứt đầu ti có thể gây chảy máu và mưng mủ làm cho mẹ không thể tiếp tục cho con bú. Khi sữa bị ứ đọng bên trong bầu ngực, mẹ sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mẹ mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe của bé. Khi đầu ti bị nứt, mẹ phải chịu đựng cơn đau dữ dội. Đồng thời các vết nứt là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng tuyến vú. Nguy cơ viêm vú và nhiễm nấm Candida cũng tăng cao khi mẹ gặp phải tình trạng này. Việc hiểu rõ về nứt đầu ti khi mang thai và các biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
Nguyên nhân nứt đầu ti ở các mẹ khi cho con bú
Hãy cùng Nipcare tìm hiểu về một số nguyên nhân gây nứt đầu ti ở các mẹ đang cho con bú:
Bé ngậm và bú ti mẹ sai cách
Một trong những nguyên nhân chính khiến đầu ti bị nứt là do bé ngậm và bú sai cách. Khi mẹ bế bé không đúng tư thế, bé sẽ không ngậm sâu vào quầng vú mà chỉ ngậm đầu ti.
Sử dụng máy vắt sữa không đúng cách
Máy vắt sữa là công cụ hữu ích nhưng nếu sử dụng không đúng cách, đặc biệt là điều chỉnh lực hút quá mạnh thì sẽ làm tổn thương núm vú. Lực hút mạnh có thể gây ra các vết nứt và làm đau đầu ti.
Cho trẻ ngậm ti quá lâu
Việc cho trẻ ngậm ti trong thời gian dài cũng có thể gây nứt đầu ti. Khi bé ngậm quá lâu, da đầu ti không có thời gian để hồi phục và dễ bị tổn thương do ma sát liên tục.
Trẻ bị nhiễm nấm men ở miệng (tưa miệng)
Tưa miệng là tình trạng trẻ bị nhiễm nấm men ở miệng có thể lây truyền vi khuẩn sang đầu ti mẹ khi bú. Điều này có thể gây ra viêm nhiễm và làm da đầu ti dễ bị nứt, chảy máu.
Mẹ bị chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm là một tình trạng da liễu phổ biến khi xảy ra ở vùng đầu ti sẽ làm da yếu đi, dễ bị nứt và chảy máu khi có sự ma sát hoặc áp lực từ việc cho bé bú.
Nứt đầu ti bao lâu thì khỏi?
Khi bị nứt đầu ti, thời gian để lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương, cách chăm sóc và cơ địa của mỗi người. Thông thường, với những trường hợp nhẹ, nếu mẹ chăm sóc đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ và duy trì độ ẩm cho vùng da bị nứt thì vết thương có thể lành sau khoảng một đến hai tuần.
Tuy nhiên, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, quá trình phục hồi có thể kéo dài hơn thậm chí vài tuần đến một tháng. Điều quan trọng là mẹ cần kiên nhẫn và tuân thủ các biện pháp điều trị, đồng thời tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế nếu cần thiết để đảm bảo vết thương được lành nhanh chóng và an toàn.
Bật mí một số mẹo chữa nứt đầu ti
Nứt đầu ti là một vấn đề phổ biến nhưng có thể khắc phục được nếu mẹ biết cách xử lý đúng đắn. Dưới đây là một số cách trị nứt đầu ti mà các mẹ nên biết:
Ngâm nước muối loãng
Ngâm đầu ti trong nước muối loãng là một cách đơn giản và hiệu quả để thúc đẩy quá trình chữa lành. Các bước thực hiện đối với biện pháp này như sau:
- Trộn 240ml nước ấm với 1/2 thìa cà phê muối.
- Sau khi cho bé bú, mẹ ngâm đầu ti trong chén nước muối ấm khoảng 1-2 phút.
- Dùng bình xịt để phủ dung dịch nước muối lên toàn bộ vùng núm vú.
- Nhẹ nhàng thấm khô các vết thương.
Lưu ý: Không ngâm đầu ti quá lâu vì có thể làm da khô và vết nứt thêm sâu. Pha dung dịch nước muối mới hàng ngày để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Sử dụng lá trà xanh
Trà xanh có tính kháng khuẩn giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Mẹ có thể dùng nước trà xanh để vệ sinh núm ti để giúp giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Sử dụng mật ong, dầu dừa hoặc dầu olive
Mật ong nguyên chất chứa chất kháng sinh tự nhiên sẽ giúp làm mềm da và sát khuẩn. Mẹ có thể thoa mật ong lên vùng nứt cổ gà để nhanh chóng làm lành vết thương. Dầu dừa ép lạnh hoặc dầu olive nguyên chất cũng là những lựa chọn tốt để chữa nứt cổ gà mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Sử dụng miếng dán chuyên dụng
Miếng dán chuyên dụng trị nứt cổ gà có thể tìm thấy tại các nhà thuốc. Mẹ chỉ cần dán lên vết nứt và thay miếng dán khi bị ẩm. Hãy chọn miếng dán làm từ 100% cotton để đảm bảo luồng không khí thông thoáng nhằm giúp vết thương nhanh lành.
Sử dụng đá lạnh
Chườm lạnh là một cách chữa nứt cổ gà hữu hiệu. Trước khi cho bé bú, mẹ có thể áp túi chườm lạnh hoặc túi nước đá lên đầu ti để giảm đau rát.
Sử dụng thuốc bôi nứt đầu ti
Thuốc bôi nứt đầu ti dành riêng cho các bà mẹ cho con bú có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Mẹ nên bôi vào núm vú sau khi cho con bú mà không cần phải rửa hoặc vệ sinh núm vú trước khi cho bé bú lần tiếp theo.
Sản phẩm kem trị nứt đầu ti Nipcare với thành phần 100% lanolin tinh khiết giúp làm dịu các vết nứt nhanh chóng và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Sử dụng thuốc bôi kem trị nứt đầu ti Nipcare, mẹ không chỉ giảm đau đớn mà còn giúp duy trì làn da mềm mại và khỏe mạnh. Với sự khuyên dùng từ các bác sĩ chuyên khoa sản và da liễu, kem trị nứt đầu ti Nipcare chứng tỏ được tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
Một số lưu ý khi bị nứt đầu ti
- Nếu bị nứt đầu ti cả hai bên ngực, mẹ nên vắt sữa thường xuyên để duy trì lượng sữa mẹ và đảm bảo con vẫn được cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ. Việc sử dụng bình sữa cũng là một giải pháp để giảm thiểu áp lực lên đầu ti.
- Trong trường hợp chỉ một bên ngực bị nứt, mẹ nên cho bé bú ở bên ngực không bị tổn thương để tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Mặc áo ngực có chất liệu mềm, thoáng để giảm thiểu tình trạng cọ xát giữa áo và đầu ti.
- Sau khi điều trị khỏi nứt đầu ti, mẹ nên tiếp tục thoa kem dưỡng ẩm lên vùng đầu ti để giữ cho da mềm mại và ngăn ngừa tái phát nứt.
- Nếu tình trạng nứt đầu ti không giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia hỗ trợ và tư vấn phù hợp.
Những lưu ý trên đây không chỉ giúp mẹ giữ sức khỏe tốt mà còn đảm bảo cho bé được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp mẹ vượt qua những thách thức trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các mẹ có thể hiểu rõ hơn về các thông tin về nứt đầu ti là gì? Nguyên nhân và các biện pháp trị nứt đầu ti? Nếu tình trạng không cải thiện, nên tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để có liệu pháp phù hợp. Hoặc các mẹ có thể liên hệ đến HOTLINE 0328 317 288 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ |