Phân biệt tình trạng tắc tia sữa và áp xe vú sau sinh con
Tắc tia sữa và áp xe vú nếu không được xử lý nhanh chóng không chỉ gây đau nhức cho mẹ mà còn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong đó có áp xe vú, chảy mủ và phải cấp cứu. Bằng cách cập nhật các thông tin phân biệt 2 bệnh lý và cách điều trị, Nipcare giúp cho mẹ bỉm có được hành trình nuôi con bằng sữa mẹ khỏe mạnh!
Tổng quan về tắc tia sữa
Sữa mẹ được sản xuất ở tế bào nang sau đó đi theo ống dẫn sữa chảy đến các xoang – túi dự trữ sữa. Các xoang này nằm ngay dưới quầng vú và sẽ chảy ra thành tia khi bé bú. Vì một vài nguyên nhân mà các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn gọi là tắc tia sữa.
Dấu hiệu tắc tia sữa
Các dấu hiệu tắc tia sữa không khó để mẹ có thể nhận biết:
- Sữa chảy ra không đều, nhỏ giọt hoặc yếu, không bắn thành tia.
- Rò rỉ sữa không kiểm soát vì áp lực ống dẫn sữa quá cao.
- Kích thước vòng 1 to bất thường khi bị tắc tia.
- Tắc tia sữa đau nhức do lượng sữa không ngừng được tiết ra. Nhất là khi mẹ sờ vào vùng bị tắc tia.
Nguyên nhân tắc tia sữa
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc tia sữa ở mẹ thường được cho là bởi:
- Cho con bú sai tư cách, bú khi mẹ nằm ngửa khiến dòng chảy của sữa bị ngược với trọng lực.
- Bé không ngậm đúng khớp vú khiến cho bé không thể bú mạnh, không tạo đủ áp lực để sữa ra nhiều.
- Tần suất cho con bú quá thưa, trẻ không bú kiệt sữa cũng khiến tình trạng tắc tia sữa xuất hiện.
- Các mẹ mặc áo ngực quá chật làm tăng áp lực lên bầu ngực.
- Tình trạng cảm cúm, rối loạn, nhiễm trùng đường tiêu hóa làm thay đổi nội tiết.
- Nội tiết sau sinh bị rối loạn hoặc trầm cảm cũng góp phần gây tắc ống dẫn sữa.
Tổng quan về áp xe vú
Áp xe vú cũng là bệnh lý mà nhiều mẹ bỉm sữa phải đối diện sau sinh. Tình trạng tắc tia sữa kéo dài dẫn đến hình thành ổ áp xe nếu không được điều trị ngay. Lượng sữa bị dồn ứ sẽ đông kết thành khối rắn. Cùng với đó, sự tấn công của các vi khuẩn điển hình là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn khiến khối viêm càng trầm trọng.
Thông thường, tắc tia sữa không được xử lý sẽ chuyển biến thành áp xe chỉ sau 3-4 tuần. Nếu không điều trị nhanh, mẹ có nguy cơ bị hoại tử, thậm chí phải cắt bỏ phần ngực nhiễm trùng.
Dấu hiệu áp xe vú
Mẹ sau sinh có thể nhận diện đang gặp phải áp xe vú thông qua các biểu hiện như:
- Ngực căng, phù nề, đau nhói ngay cả khi không chạm vào.
- Quầng vú xuất hiện tình trạng sưng đỏ, nhìn rõ mạch máu, thậm chí đầu ngực rò rỉ máu và dịch mủ.
- Bị mất sữa, sữa đổi màu, sữa kèm dịch máu và mủ. Mùi sữa hôi và tanh và không được cho bé bú, uống sữa từ ngực bị áp xe.
- Ổ áp xe quá nặng có thể khiến mẹ bị sốt cao, ớn lạnh. Thậm chí, áp xe biến chứng nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của mẹ.
Nguyên nhân áp xe vú
“Thủ phạm” hàng đầu của bệnh áp xe vú là các chủng tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Các vi khuẩn này xâm nhập và dẫn đến áp xe vú do một vài căn nguyên như sau:
- Cho em bú bú sai cách dẫn đến tắc tia sữa không được xử trí tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hình thành ổ áp xe.
- Vệ sinh đầu ti sai cách, nhiều mẹ chỉ dùng khăn khô lau qua. Thói quen này khiến đầu ti, vùng núm vú dễ nhiễm khuẩn và len lỏi vào trong ống dẫn sữa gây nhiễm trùng.
- Tình trạng nứt đầu ti khá phổ biến ở mẹ bầu. Nếu không được điều trị nhanh chóng thì vi khuẩn dễ xâm nhập và tạo thành áp xe vú.
- Mẹ có sức đề kháng kém, trầm cảm, rối loạn nội tiết,… đều tạo bàn đạp để vi khuẩn có cơ hội tấn công ống dẫn sữa từ đó hình thành áp xe.
So sánh viêm tuyến vú và áp xe vú
Viêm tuyến vú và áp xe vú là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng lại có nhiều điểm chung. Cả hai đều rất thường gặp ở mẹ đang nuôi con bú. Cùng với đó, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tuyến vú, áp xe vú đều là vi khuẩn xâm nhập ống dẫn sữa gây viêm, nhiễm trùng. Bảng so sánh viêm tuyến vú và áp xe vú sẽ giúp chị em phân biệt rõ hai bệnh lý này!
Tên bệnh | Viêm tuyến vú | Áp xe vú |
Đối tượng mắc |
|
Phụ nữ cho con bú |
Độ nghiêm trọng |
Nhẹ hơn, không hình thành ổ mủ. | Nặng hơn, hình thành ổ mủ áp xe. |
Mức độ tổn thương |
Viêm mô tuyến vú | Tạo thành ổ mủ áp xe ở trong vú |
Dấu hiệu |
|
|
Điều trị |
|
|
Quá trình điều trị, mẹ không nên cho con bú ở bầu ngực bị áp xe vú. Bởi sữa mẹ có thể lẫn dịch máu, mủ chứa vi khuẩn. Chất lượng sữa không đảm bảo, thậm chí có chứa vi khuẩn gây hại cho con nhỏ. Chưa hết, bé bú phải sữa này thường dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa an toàn tại nhà
Có vô vàn phương pháp chữa tắc tia sữa từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên, các cách chữa mẹo dân gian được mẹ bỉm sữa ưu tiên để đảm bảo độ an toàn khi nuôi con bằng sữa mẹ. Dưới đây là một vài mẹo dân gian mà mẹ có thể bỏ túi và áp dụng ngay!
Chườm nóng và massage
Một cách siêu đơn giản có thể chữa tắc tia sữa ngay khi mới phát hiện đó là chườm nóng và massage. Mẹ có thể dùng chai thủy tinh rót nước ấm vào và lăn đều trên vùng ngực bị tắc tia sữa. Đồng thời, mẹ tiến hành massage theo chiều kim đồng hồ để cục tắc tia sữa nhanh chóng tan ra. Các mẹ lưu ý chỉ dùng nước ấm để không bị bỏng rát da.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng lá mít
Mẹ sẽ phải bất ngờ trước công dụng chữa tắc tia sữa hiệu quả từ lá mít. Theo kinh nghiệm truyền tai nhau của các bà, các mẹ đi trước thì tắc tia sữa có thể chữa bằng lá mít như sau:
- Hái 18 lá mít loại bánh tẻ rồi hơ nóng lên.
- Đặt mỗi bên ngực 9 cái lá mít và massage nhẹ nhàng để tia sữa được thông.
- Khi tia sữa chảy ra, mẹ cho bé bú ngay để ống dẫn sữa được khơi thông hoàn toàn.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng men rượu
Thêm một cách chữa tắc tia sữa rất hữu hiệu mà lại rẻ tiền là dùng men rượu. Mẹo chữa tắc tia bằng men rượu cần được duy trì vài ngày để tình trạng được cải thiện. Không chỉ điều trị tắc tia mà men rượu còn giúp sữa về nhiều hơn bất ngờ.
- Men rượu trắng chọn mua ở cơ sở uy tín, sau đó giã nát ra.
- Cho thêm một ít rượu trắng để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Đắp lên vùng ngực đang đau nhức vì tắc tia và duy trì 3-5 ngày.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Uống nước lá đinh lăng có khả năng thông tắc tia sữa cho mẹ bỉm vô cùng linh nghiệm. Mẹ hãy dùng lá đinh lăng tươi hoặc khô hãm trà uống theo công thức sau:
- Dùng 150-200 gram lá đinh lăng tươi, rửa sạch qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Đun sôi 200ml rồi cho lá đinh lăng vừa chuẩn bị vào nồi. Dùng đũa đảo qua một lượt để dưỡng chất trong đinh lăng phai ra rồi tắt bếp.
- Chờ cho nước trà lá đinh lăng nguội dần thì mẹ thưởng thức.
Mẹ duy trì uống trà đinh lăng sẽ khỏi tắc tia sữa chỉ sau 2-3 ngày. Lưu ý, mẹ chỉ cần uống mỗi ngày 1-2 cốc, không nên thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Hiệu quả lá bồ công anh chữa tắc tia sữa đã được chứng minh thực tế. Hơn nữa, lá bồ công anh rất dễ kiếm và rẻ tiền nên được mọi mẹ bỉm sữa ưa chuộng. Mẹ có thể dùng lá công anh để hãm trà uống hoặc giã nát đắp lên bầu ngực đều được. Nếu tình trạng tắc tia sữa kéo dài, mẹ có thể kết hợp cả đường uống và đường đắp lá bồ công anh:
- Lá bồ công anh tươi được rửa sạch qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Vớt lá bồ công anh ra và để vào rổ cho ráo nước.
- Đun sôi 200ml rồi cho lá bồ công anh vừa chuẩn bị vào nồi. Dùng đũa đảo qua một lượt để dưỡng chất trong lá phai ra rồi tắt bếp.
- Mẹ có thể chờ trà nguội bớt rồi thưởng thức.
Ngoài cách uống trà bồ công anh thì mẹ có thể trị tắc tia bằng cách giã nát lá và đắp lên bầu ngực. Trước khi đắp lá bồ công anh, mẹ nên vệ sinh bầu ngực sạch sẽ. Thời điểm tốt nhất để đắp lá là sau khi tắm, trước khi đi ngủ.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp khô
Xơ mướp khô là quả mướp già được phơi, loại bỏ phần vỏ bên ngoài. Các mẹ thời xưa đã áp dụng mẹo chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp khô thành công:
- Xơ mướp khô được rửa sạch và để ráo.
- Cho xơ mướp vào ấm và chế nước sôi nóng hãm như hãm trà.
- Đợi trà xơ mướp ngấm mẹ có thể thưởng thức.
- Duy trì uống trà xơ mướp 2-3 ngày mẹ sẽ không còn thấy tắc tia sữa nữa.
Các mẹo chữa tắc tia sữa theo dân gian chỉ áp dụng khi tình trạng tắc mới xảy ra. Nếu tắc tia sữa để quá lâu, mẹ nên nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ để tránh hình thành ổ áp xe gây nguy hiểm.
Mong rằng chia sẻ của Nipcare đã giúp mẹ nắm rõ thông tin về tắc tia sữa và áp xe vú. Hơn thế, bỏ túi các mẹo dân gian chữa tắc tia sẽ giúp mẹ khắc phục tình trạng nhanh, tránh để kéo dài tạo thành ổ áp xe vú!
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ |