Rạn da đỏ và rạn da trắng khác nhau như thế nào? Tip điều trị rạn da hiệu quả cho mẹ bầu
Làm mẹ là thiên chức của một người phụ nữ, là niềm hạnh phúc dù quãng thời gian mang thai có vất vả thế nào đi nữa. Mà thứ được coi là “huy hiệu tình yêu của mẹ” chính là những vết rạn da – minh chứng cho sự hy sinh cùng nỗi vất vả. Tuy nhiên, rạn da không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm cho người phụ nữ mất vẻ tự tin. Vậy những vết rạn đỏ và trắng khi bà bầu rạn da khác nhau như thế nào và có trị khỏi được không, mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về hiện tượng bà bầu rạn da
Theo nghiên cứu, có đến hơn 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da. Tuy nhiên, rạn da là hiện tượng tự nhiên của mẹ bầu, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi mang thai, các vết rạn đỏ, tím hoặc nâu xuất hiện ở các bộ phận bụng, ngực, mông, đùi, bắp chân, hông và cánh tay của bạn. Khi vết rạn mờ đi, chúng sẽ thay đổi màu sắc, bắt đầu xuất hiện vết rạn trắng hoăc sẫm màu hơn.
Vết rạn da thực chất là những vết rách nhỏ ở lớp mô nâng đỡ dưới da khi chúng bị kéo căng trong thời kỳ mang thai. Đa số, bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy những vết rạn da từ tuần thứ 6 hoặc thứ 7 của thai kỳ trở nên.

Tìm hiểu chung về hiện tượng rạn da
Không ít người từng cho rằng, rạn da là hậu quả khi tăng cân nhanh chóng và do sự phát triển của thai nhi. Nhưng tăng cân lại chỉ là nguyên nhân nhỏ, mà hai nguyên nhân chính dẫn đến rạn da ở bà bầu là:
- Hormone: Nồng độ estrogen và progesterone tăng cao trong thai kỳ khiến da trở nên mỏng manh. Ngoài ra, tuyến thượng thận sản sinh ra hormone cortisol khiến các sợi đàn hồi trên da yếu đi.
- Di truyền: Trong giai đoạn dậy thì, nếu cơ thể bạn xuất hiện rạn da (dù không tăng cân quá nhiều) thì tức là gia đình bạn di truyền hiện tượng này. Vậy thì chắc chắn, khả năng cao khi mang thai, bạn cũng sẽ bị rạn da.
Phân biệt rạn da màu đỏ và rạn da màu trắng
Những vết rạn màu đỏ, hồng, tím đều được gọi chung là vết rạn màu đỏ, là dấu hiệu của những vết rạn khi mới xuất hiện. Vì cân nặng và thai nhi phát triển nhanh, sợi protein của lớp hạ bì dưới bị kéo căng, đứt gãy khiến mạch màu bị lộ ra. Vậy nên, những vết rạn ở trên da mới có màu đỏ, kèm theo ngứa ngáy. Trong khi đó, vết rạn trắng hình thành khi các vết đỏ xuất hiện lâu ngày, mờ dần và chuyển màu trắng xám.
Rạn da màu đỏ | Rạn da màu trắng |
Xuất hiện ở giai đoạn đầu hình thành vết rạn. | Xuất hiện ở giai đoạn sau khi vết rạn da đã hình thành và ổn định. |
Vết rạn ngứa và sưng nhẹ, bề mặt hơi gồ ghề. | Vết rạn phẳng và lõm xuống so với da xung quanh. |
Da vẫn còn lớp biểu bì và lớp hạ bì, nhưng các sợi collagen trong da và elastin đã bị tổn thương. | Da chỉ còn lớp biểu bì, lớp hạ bì bị teo lại và thiếu các sợi collagen và elastin. |
Rạn da màu đỏ là dấu hiệu cho thấy da đang bị tổn thương và cần được chăm sóc kịp thời. | Rạn da màu trắng khó điều trị hơn vì da đã bị tổn thương quá lâu và sâu hơn. |
Các dấu vết khi bà bầu rạn da, dù là đỏ hay trắng trên cơ thể đều không tự nhiên mà biến mất. Thay vào đó, bạn phải tìm cách phòng ngừa và điều trị sớm khi phát hiện vết rạn.

Phân biệt rạn da màu đỏ và rạn da màu trắng
Những lời khuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng bà bầu rạn da
Đa số các vết rạn da trước đây rất khó điều trị, vậy nên cách tốt nhất là bạn phải ngăn tình trạng này từ trước.
Kiểm soát cân nặng hợp lý
Các vết rạn da xuất hiện khi da bạn bị kéo căng nhanh do tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh. Vậy nên, tăng cân từ từ trong suốt thai kỳ là cách tốt nhất để hạn chế da bị kéo căng đột ngột dẫn đến rạn da. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nên tăng khoảng 11 – 15kg trong suốt thai kỳ.
Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng cách cung cấp đủ nước
Nhiều nghiên cứu cho thấy, da mềm không có xu hướng hình thành vết rạn nhiều như da khô. Do đó, mẹ bầu cần dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt là ở những vùng da có nguy cơ bị rạn cao như bụng, hông, đùi và ngực. Ngoài cách tự nhiên là uống nhiều nước, bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm để thao trực tiếp lên da.
Viện Y học khuyến nghị lượng nước uống hàng ngày là 72 ounce đối với phụ nữ (khoảng 2.1 lít nước). Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên sử dụng trà thảo mộc hoặc nước lọc, đồ uống có chứa cafein làm tăng nguy cơ hình thành vết rạn.
Bà bầu rạn da nên ăn uống giàu dinh dưỡng
Bạn nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da như vitamin C, E, A, D, kẽm,… để giúp da khỏe mạnh từ bên trong. Một nghiên cứu đã cho thấy duy trì mức vitamin D lành mạnh sẽ làm giảm nguy cơ rạn da. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ cũng giúp thai nhi khỏe mạnh hơn.

Những lời khuyên giúp ngăn ngừa hiện tượng bà bầu rạn da
Điều trị vết rạn da ngay khi vừa xuất hiện
Nếu bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn vết rạn da, bạn hãy cố gắng giảm thiểu sự xuất hiện của chúng. Nhất là khi cơ thể mới xuất hiện rạn đỏ, bạn hãy đến thăm khám bởi bác sĩ da liễu, sử dụng những biện pháp an toàn để ngăn chúng biến thành rạn trắng khó điều trị.
Cách trị rạn da màu trắng và đỏ hiệu quả cho mẹ bầu
Trước đây, rạn da là tình trạng rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, nhất là rạn da màu trắng. Nhưng hiện tại, công nghệ hiện đại đã có khả năng làm những vết rạn màu trắng và đỏ biến mất hoàn toàn.
Dùng kem trị rạn
Tretinoin giúp cải thiện các vết rạn da sớm, tái tạo lại collagen để làm lành da. Vậy nên, bạn có thể mua những loại kem chứa thành phần Tretinoin để bôi lên da. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi các vết rạn màu đỏ, không có tác dụng với các vết rạn cũ màu trắng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua những loại kem dưỡng hoặc xịt để cung cấp độ ẩm cho da. Nếu kiên trì massage mỗi ngày, tình trạng rạn da do mô liên kết bị phá vỡ giảm đi đáng kể. Bạn có thể sử dụng kem trong khi đang mang thai, nhưng phải lưu ý mua những sản phẩm gắn nhãn an toàn cho bà bầu.
Thẩm mỹ cho bà bầu rạn da sau khi sinh
Sau khi sinh, chị em có thể tham khảo phương pháp không độc hại và không xâm lấn, đó là điều trị bằng laser. Phương pháp này sử dụng ánh sáng ở các bước sóng cụ thể để phục hồi tế bào da. Laser cũng được Hiệp hội Phẫu thuật Da liễu Hoa Kỳ khuyến khích sử dụng để cải thiện sẹo và loại rạn da trắng. Tuy nhiên, phương pháp laser có chi phí khá cao, không phải ai cũng có thể tiếp cận và sử dụng được.
Thẩm mỹ bằng laser cho bà bầu rạn da sau khi sinh
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số phương pháp không quá đắt đỏ:
- Siêu mài mòn da Microdermabrasion: Sử dụng để điều trị rạn da sớm, bằng cách dùng dụng cụ chuyên dụng loại bỏ lớp da chết để trẻ hóa làn da.
- Lăn kim: Lăn kim vi điểm là phương pháp cảm ứng collagen xâm lấn tối thiểu, dùng kim siêu nhỏ châm vào da để kích thích sản xuất collagen và chữa lành vùng da bị rạn.
Cải thiện rạn da hiệu quả tại nhà
Tình trạng rạn da cũng có thể điều trị trực tiếp ngay tại nhà bằng một số sản phẩm thiên nhiên lành tính, dễ sử dụng đối với mẹ bầu. Một số biện pháp cải thiện tình trạng rạn da tại nhà có thể kể đến như:
- Sử dụng dầu tự nhiên như dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân.
- Sử dụng các thực phẩm tại nhà như nghệ, nha đam hoặc lòng trắng trứng.
- Các thực phẩm này giúp bổ sung dưỡng chất cho da, ngăn hình thành vết rạn.
Tuy nhiên, các biện pháp trên cần đòi hỏi sự kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày mới có được hiệu quả tốt nhất.
Qua bài viết trên, bạn đã được tìm hiểu thông tin về hiện tượng bà bầu rạn da trắng và rạn đỏ, cũng như cách ngăn ngừa, điều trị hiệu quả. Tuy nhiên đang trong quá trình mang thai, dù bạn sử dụng phương pháp nào cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước.
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ |