Top 5 nguyên nhân khiến bé bị mụn nhọt? Cách phòng điều trị hiệu quả
Bé bị mụn nhọt là tình trạng viêm nhiễm trùng da ở nang lông do vi khuẩn gây ra. Đầu tiên mụn chỉ xuất hiện dưới dạng nốt đỏ trên da, nhưng sau đó tổn thương có thể lan rộng. Khi mụn lớn lên sưng tấy và hóa mủ, gây đau đớn nhiều cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng Nipcare tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng này cũng như các phòng và điều trị mụn nhọt qua bài viết sau đây.
1. Những nguyên nhân khiến bé bị mụn nhọt
Các vi khuẩn gây ra mụn nhọt ở trẻ em thường tụ cầu và liên cầu. Thông thường, những vi khuẩn này ký sinh trên da người và thường không gây bệnh. Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi, chúng có thể gây nhiễm trùng. Bố mẹ cùng tìm hiểu tại sao bé hay bị mụn nhọt nhé
1.1. Bé bị mụn nhọt do mồ hôi hoặc các ma sát có hại tới da
Chúng ta cũng biết khi trẻ hoạt động, chạy nhảy nhiều, mồ hôi ở trẻ ra rất nhiều không được lau khô kịp thời làm bít tắc lỗ chân lông, đó là quá trình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mụn nhọt. Ngoài ra, vấn đề ma sát từ quần áo chật, thô ráp cứng hoặc chất liệu không được đảm bảo cũng có thể làm tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành mụn nhọt.
1.2. Sức đề kháng yếu
Sức đề kháng giảm xuống là một nguyên nhân khiến bé bị mụn nhọt. Khi hệ miễn dịch của trẻ không đủ mạnh để chống lại vi khuẩn và vi rút, da dễ bị viêm nhiễm và hình thành mụn nhọt. Sức đề kháng yếu thường gặp khó khăn trong việc chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường, dẫn đến bé bị mụn nhọt, mẩn ngứa.
1.3. Vệ sinh da không đúng cách
Da của bé không được vệ sinh làm sạch thường xuyên khiến cho bụi bẩn và bã nhờn tích tụ gây tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện môi trường trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, bố mẹ sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, hóa chất nhiều không phù hợp với da nhạy cảm là tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm và mụn nhọt
1.4. Da bị trầy xước hoặc tổn thương khiến bé bị mụn nhọt
Da trầy xước hoặc tổn thương là một trong những nguyên nhân chính gây ra mụn nhọt ở trẻ em. Khi da bị trầy xước, cơ hội tốt vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào các vết thương nhỏ lớn, gây nhiễm trùng và hình thành mụn nhọt. Trẻ em thường rất hiếu động, dễ bị ngã hoặc va chạm, làm cho da dễ bị tổn thương nên bố mẹ rất cần phải chú ý đến yếu tố này
1.5. Trẻ mắc các bệnh lý
Trẻ mắc các bệnh lý là nguyên nhân gây ra mụn nhọt. Khi trẻ mắc những bệnh lý như tiểu đường, rối loạn nội tiết hay các bệnh về da như viêm da cơ địa, chàm, cơ thể làm giảm sức đề kháng của da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mụn nhọt. Khi mắc phải các bệnh này, hệ miễn dịch của trẻ thường yếu hơn, khiến da dễ bị nhiễm trùng.
2. Những triệu chứng để nhận biết bé bị mụn nhọt
Khi trẻ bị mụn nhọt, vùng da sẽ xuất hiện những nốt nhỏ sưng đỏ. Sau vài ngày mụn sẽ tăng dần kích thước sưng, nóng, và to lên, xuất hiện dịch mủ trắng hoặc màu vàng. Đi kèm đó là những triệu chứng như sau:
- Bé bị mụn nhọt sưng đau khắp cơ thể.
- Trẻ mệt mỏi, phát sốt;
- Trẻ khó chịu, quấy khóc
- Da trẻ có hiện tượng đóng vảy.
3. Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bị mụn nhọt
Những dấu hiệu nổi bật khi bé bị mụn nhọt
Mụn nhọt ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng sau đây nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách:
- Biến chứng nhiễm trùng lan rộng, tạo thành áp xe dưới da, và thậm chí nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tình trạng tử vong.
- Bé bị mụn nhọt thường có các sẹo và vết thâm trên da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của trẻ.
Có những trường hợp bé bị mụn nhọt ở mông có thể trở nên phức tạp và cần sự can thiệp của bác sĩ để tránh các biến chứng tiềm ẩn. Nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo là điều quan trọng giúp bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám kịp thời, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho con mình. Dưới đây là những dấu hiệu cần chú ý để đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bị mụn nhọt:
- Trẻ sốt và mụn nhọt tăng kích thước nhanh
- Nhọt không hóa mủ, từ khi tái phát sau hai ngày mà không thuyên giảm.
- Có nhiều nhọt hoặc có những rải đều với kích thước lớn hơn 5 mm
- Vị trí bị nhọt ở gần mắt và trẻ kêu đau nhiều.
4. Biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ em
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều mà bố mẹ cần lưu ý với hiện tượng mụn nhọt ở trẻ em. Ngoài việc quan tâm cách chữa mụn nhọt ở trẻ em, ba mẹ cũng nên tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
4.1. Đảm bảo trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ
Giữ vệ sinh sạch sẽ là một vấn đề rất quan trọng trong việc phòng ngừa bé bị mụn nhọt. Bố mẹ nên thường xuyên giặt chăn mền, quần áo của trẻ và tắm cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn. Khi trẻ bị đứt tay hoặc trầy xước, bố mẹ cần vệ sinh rửa tay cho trẻ và luôn theo dõi đến tình trạng của trẻ.
4.2. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng là một trong những cách tăng sức đề kháng để hạn chế bé bị mụn nhọt. Bố mẹ cần lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lý, tránh và hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng khiến trẻ dễ bị nổi mụn nhọt.
4.3. Tăng cường sức đề kháng cho da
Tăng sức đề kháng cho da là tăng khả năng phục hồi và tự bảo vệ làn da trước những tác động bên ngoài như ô nhiễm môi trường, khói bụi, ánh sáng. Bố mẹ lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp không gây kích ứng cho trẻ để làm sạch bụi bẩn và hạn chế sự phát triển các vi sinh vật là nguyên nhân bé bị mụn nhọt.
5. Cách điều trị mụn nhọt trẻ em cực kì hiệu quả
Khi bé bị mụn nhọt có thể điều trị tại nhà tùy theo tình trạng của bé. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu không chữa trị đúng cách gây ra những hậu quả như mụ bị vỡ sớm và vết thâm khó phai. Để khắc phục những lo lắng của bố mẹ, dưới đây là phương pháp trị mụn nhọt cho bé mà bạn có thể tham khảo sử dụng.
5.1. Chăm sóc bé bị mụn nhọt
Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ
Nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc bé là làm sạch da, loại bỏ bụi bẩn hoàn toàn trên da. Khi tắm rửa cho trẻ, bố mẹ hãy thực hiện các bước sau:
- Vệ sinh và lau sạch da trẻ bằng nước ấm, nhưng không nên kỳ cọ quá mạnh tay để tránh làm mụn nhọt vỡ ra. Đảm bảo mặt da luôn thông thoáng, không quá khô.
- Dùng miếng gạc vô trùng băng vùng bị nhọt. Trước khi băng, ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ và hạn chế chạm tay vào vết mụn nhọt của trẻ.
- Không tự ý nặn mụn khi bé bị mụn nhọt vì có thể làm vùng da xung quanh nhiễm trùng nặng hơn. Nếu mụn nhọt tự vỡ ra, hãy dùng bông gòn tẩm dung dịch sát trùng lau sạch mủ hoặc máu trên da trẻ, sau đó băng vết thương lại để tránh trẻ gãi.
- Không nên sử dụng sữa tắm lên vùng da bé bị mụn nhọt vì nhiều loại sữa tắm chứa các chất gây kích ứng như chất bảo quản, tạo bọt,… có thể khiến da bị viêm nhiễm.
5.2. Điều trị bé bị mụn nhọt
Trong trường hợp trẻ bị sốt, có nhiều nhọt, nhọt lớn, hoặc đau nhiều. Ba mẹ đưa trẻ trên bệnh viện, Bác sĩ kết hợp xét nghiệm máu để đánh giá mức độ nhiễm trùng và lựa chọn loại kháng sinh phù hợp cũng như quyết định bé bị mụn nhọt bôi gì. Khi đã bắt đầu cho trẻ dùng kháng sinh, bố mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ và sử dụng đủ thời gian quy định để tránh tình trạng tái phát và kháng thuốc. Có một số trường hợp điều trị như sau:
- Nếu việc sử dụng kháng sinh điều trị bé bị mụn nhọt không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định chích rạch nhọt để dẫn lưu mủ ra ngoài. Trẻ được nhập viện để thực hiện thủ thuật này để đảm bảo vô trùng và an toàn. Bác sĩ sẽ điều trị giảm đau, rạch nhọt để lấy hết mủ và chất tiết ra ngoài, sau đó vệ sinh sạch sẽ và dùng gạc để băng lại. Sau khi làm xong thủ thuật trẻ được nằm viện theo dõi một vài ngày và sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch và giữ vùng băng nhọt khô sạch. Các điều dưỡng sẽ kiểm tra và thay băng hàng ngày khi có chỉ định.
- Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn huyết nặng, sốc nhiễm trùng, hoặc tràn mủ màng phổi, màng tim, cần nhập viện các khoa chuyên môn ngay lập tức và điều trị tích cực tại khoa hồi sức của bệnh viện.
Kết luận
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị mụn nhọt như bài viết mà Nipcare vừa chia sẻ. Hiểu được những kiến thức căn bản này sẽ giúp bố mẹ áp dụng cách phòng và điều trị mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả nhất. Tùy mức độ nghiêm trọng của mụn nhọt mà bố mẹ chăm sóc và cần đưa bé đi khám chữa trị kịp thời, tránh những hậu quả xấu nhất!
Bộ sản phẩm Nipcare
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare
Bọt tắm gội dịu da Nipcare
Đặt hàng online
- Sau khi đặt đơn hàng thành công, bạn vui lòng chú ý điện thoại. Nipcare sẽ liên hệ xác nhận đơn hàng trước khi giao cho đơn vị vận chuyển
- Miễn phí vận chuyển mọi đơn hàng
Mục đích sử dụng*
Sản Phẩm | Đơn Giá | Số Lượng | Thành Tiền |
---|---|---|---|
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare | 95.000 VNĐ | ||
Kem bôi nứt đầu ti, dưỡng ẩm Nipcare 25g | 150.000 VNĐ | ||
Xịt massage ngừa rạn da Nipcare | 251.000 VNĐ | ||
Xịt vệ sinh chống hăm Nipcare | 135.000 VNĐ | ||
Gel bôi giảm viêm ngứa Nipcare 10g | 55.000 VNĐ | ||
Bọt tắm gội dịu da Nipcare | 125.000 VNĐ |